Phân loại ngành nghề kinh doanh theo VSIC và CPC Tạm Thời

Theo các biểu mẫu hiện hành áp dụng cho các thủ tục đầu tư để xin cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư hoặc đăng ký mua lại cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài và công ty mục tiêu phải kê khai ngành nghề kinh doanh của công ty mục tiêu theo cả Hệ Thống Phân Loại Ngành Kinh Tế Việt Nam (VSIC) và Hệ Thống Phân Loại Sản Phẩm Trung Tâm Tạm Thời (CPC Tạm Thời). VSIC dựa trên Hệ Thống Phân Loại Ngành Kinh Tế Quốc Tế, không phải CPC Tạm Thời. Do đó, có thể có một số khác biệt giữa phạm vi của các dịch vụ theo VSIC và theo CPC Tạm Thời. Nói cách khác, khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoài có thể phải đối mặt với vấn đề trong đó phạm vi của một nhóm theo một hệ thống phân loại có thể không nằm trong nhóm tương ứng theo hệ thống phân loại khác.

Trong những trường hợp như vậy, sẽ là hợp lý để các nhà đầu tư nước ngoài quyết định chỉ tuân thủ theo một hệ thống phân loại. Ví dụ, một nhà đầu tư Nhật Bản cung cấp dịch vụ sửa chữa thiết bị chiếu sáng điện có thể phân loại ngành nghề của họ thành (i) “Sửa chữa thiết bị điện” (VSIC 3314); và (ii) “Dịch vụ sửa chữa đồ cá nhân và hộ gia đình” (CPC 6330). Nếu nhà đầu tư muốn tiếp tục cung cấp dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị điện, thì nhà đầu tư đó không cần phải đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh. Điều này là do:

Tính thuế đối với một dự án nhà máy nhiệt điện than độc lập (IPP) ở Việt Nam

Phương thức xác định giá hợp đồng mua bán điện (HĐMB Điện) được quy định tại Thông Tư 56 của Bộ Công Thương (BCT) ngày 19 tháng 12 năm 2014, như được sửa đổi, bổ sung (Thông Tư 56/2014). Thông Tư 56/2014 sẽ điều chỉnh HĐMB Điện của (i) nhà máy điện không phải là nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, nhà máy điện BOT độc lập, nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo và (ii) các nhà máy chưa có cơ chế riêng do BCT ban hành.

Đơn giá nói chung bao gồm các thành phần sau:

Đơn Giá = Giá Cố Định + Giá VH&BD Cố Định + Giá Nhiên Liệu + Giá Vận Chuyển Nhiên Liệu Chính

Trong đó:

·         Giá Cố Định là một số cố định được xác định trước cho toàn bộ quá trình thực hiện của dự án. Giá cố định được tính toán sao cho tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (internal rate of return) của dự án nhà máy điện sẽ không vượt quá tỷ lệ quy định (tức là 10% hoặc 12% tùy thuộc vào từng trường hợp).                        

·         Giá VH&BD Cố Định là giá vận hành và bảo dưỡng cố định, là tổng giá của (i) giá cố định cho chi phí sửa chữa lớn, chi phí thiết bị và dịch vụ; và (ii) giá cố định cho chi phí nhân công. Thay đổi do lạm phát sẽ được phản ánh trong việc tính toán giá điện. Tuy nhiên, thay đổi này được giới hạn ở mức 2,5% mỗi năm, thấp hơn tỷ lệ lạm phát hàng năm thông thường ở Việt Nam.

Nhìn Rõ Hơn Về Việc Sử Dụng Tài Khoản DICA Cho Các Giao Dịch M&A Tại Việt Nam - Phần 2

Định nghĩa không rõ ràng về 51% FIE

Theo Thông Tư 6/2019, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FIE), phải mở DICA bao gồm (1) doanh nghiệp được thành lập bởi các nhà đầu tư nước ngoài (có hoặc không có đối tác trong nước) (Incoporated FIE); và (2) các doanh nghiệp không thuộc (1) nhưng 51% vốn điều lệ thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (51% FIE). Thông thường, 51% FIE sẽ được coi là một FIE, 51% vốn điều lệ của công ty đó thực sự được sở hữu bởi các nhà đầu tư nước ngoài (Actual 51% FIE). Tuy nhiên, Thông Tư 6/2019 quy định rằng 51% FIE bao gồm các doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn hoặc mua cổ phần dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 51% vốn điều lệ của FIE. Việc sử dụng từ “dẫn đến” chỉ ra rằng một 51% FIE có thể là một công ty 100% được sở hữu trong nước, mà có các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng có thể mua lại từ 51% vốn điều lệ trở lên (Future 51% FIE). 

Còn quá sớm để biết được ý định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là gì. Câu chữ của Điều 8.1 Thông Tư 6/2019 dường như chỉ ra rằng 51% FIE theo Thông Tư 6/2019 bao gồm cả Future 51% FIE. Mặt khác, như vậy là đi ngược lẽ thường khi coi Future 51% FIE là 51% FIE, điều mà có thể dẫn đến thêm những khó khăn và nhầm lẫn trong việc áp dụng Thông Tư 6/2019 như được thảo luận thêm dưới đây. Ngoài ra, việc coi Future 51% FIE giống như Actual 51% FIE có thể được coi là trái với Điều 23.1 của Luật Đầu Tư 2014. Theo Điều 23.1 của Luật Đầu Tư 2014, chỉ có Actual 51% FIE cần tuân thủ các thủ tục đầu tư áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả việc sử dụng DICA).

Nhìn Rõ Hơn Về Việc Sử Dụng Tài Khoản DICA Cho Các Giao Dịch M&A Tại Việt Nam - Phần 1

Nhìn rõ hơn về Thông Tư 6/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thì thấy rằng văn bản này có thể gây ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết được. Vấn đề mấu chốt theo Thông Tư 6/2019 là việc sử dụng rộng rãi hơn của “tài khoản vốn đầu tư trực tiếp” (thường được gọi là DICA).

Để hiểu vấn đề thì sẽ cần biết DICA hoạt động như thế nào. Theo quy định về ngoại hối, DICA phải được mở bởi một công ty tại Việt Nam, có “đầu tư trực tiếp nước ngoài” (FIE). Nhà đầu tư/cổ đông nước ngoài của một FIE sẽ góp vốn vào FIE bằng cách chuyển tiền vào DICA. Các nhà đầu tư/cổ đông nước ngoài cũng sẽ rút lại tiền khỏi Việt Nam bằng cách chuyển tiền từ DICA sang các tài khoản ngân hàng của họ (ngay cả trong trường hợp nhà đầu tư/cổ đông nước ngoài bán khoản đầu tư của mình cho nhà đầu tư khác). Việc dàn xếp đơn giản này vận hành tốt cho các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đơn giản vào những năm 1990, khi mà các hoạt động M&A còn hạn chế và các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu là các nhà sản xuất nước ngoài không có kế hoạch bán khoản đầu tư của họ trong tương lai.