GIAO DỊCH GIỮA SABECO VÀ THAIBEV – XÁC NHẬN “CHÍNH THỨC” VỀ CẤU TRÚC GIAO DỊCH CHUNG

Giao dịch giữa Sabeco và ThaiBev được CÔNG BỐ vào ngày thứ hai vừa qua (18/12/2017) đã chính thức trở thành giao dịch thâu tóm lớn nhất tại Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại. Theo thông tin từ Báo Chí, cấu trúc giao dịch (xem ảnh minh họa dưới đây) có liên quan tới việc Vietnam Beverage thâu tóm 53.59% cổ phần tại Sabeco. Vietnam Beverage được sở hữu toàn bộ bởi CTCP Đầu tư F&B Alliance Việt Nam. Tiếp theo đó, Thai Bev sở hữu gián tiếp 49% vốn của CTCP Đầu tư F&B Alliance Việt Nam. Nhìn nhận về vấn đề này, dường như Thai Bev đang đầu tư vào Sabeco bằng cách thiết lập một nhà đầu tư “nội địa” thông qua nhiều lớp công ty khác nhau.

QUY ĐỊNH MỚI VỀ NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Nghị định 126/2017 thay thế Nghị Định 59/2011 về cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà Nước đưa ra nhiều yêu cầu mới đối với nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào Doanh nghiệp Nhà nước đang được cổ phần hóa (DNNN cổ phần hóa). Các yêu cầu mới (đặc biệt là yêu cầu về giá) gây ra nhiều khó khăn hơn cho nhà đầu tư chiến lược để có thể đáp ứng được. Cụ thể là,

·         DNNN cổ phần hóa phải quyết định lựa chọn nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư chiến lược phải cam kết đầu tư trước thời điểm công bố thông tin bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Theo quy định tại Nghị Định 59/2011, nhà đầu tư chiến lược có thể tùy ý quyết định việc đầu tư trước hoặc sau cuộc đấu giá công khai;

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 VỀ TỘI HỐI LỘ Ở VIỆT NAM

Điều 354 của Bộ Luật Hình Sự 2015 đặt ra trách nhiệm hình sự đối với hành vi nhận hối lộ, nhận hối lộ được định là hành vi, bao gồm nhưng không giới hạn, của một người nắm giữ chức vụ hoặc “quyền hạn” và trực tiếp hay gián tiếp nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác:

·         tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ 2 triệu VNĐ trở lên (khoảng 100 đô la Mỹ); và

·         lợi ích phi vật chất

với ý định lợi dụng vị trí hoặc quyền hạn của người đó để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Bộ Luật Hình Sự 1999 chỉ coi là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác là của hối lộ.

Mặc dù án lệ không được coi là luật ở Việt Nam và không dễ dàng để tiếp cận một cách công khai, có nhiều bình luận khác nhau về tội hối lộ đã chỉ ra cấu thành của tội nhận hối lộ gồm một số yếu tố sau đây:

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRONG MỘT CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM CÓ THỂ BỊ BÃI MIỄN BỞI TÒA ÁN KHÔNG?

Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền rõ ràng trong việc bãi miễn một thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) khỏi HĐQT của công ty cổ phần Việt Nam như ở các hệ thống tư pháp phát triển khác. Theo quy định tại Điều 156.1 của Luật Doanh Nghiệp 2014, một thành viên HĐQT có thể bị miễn nhiệm nếu thành viên đó:

·         không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của một thành viên HĐQT bao gồm cả không có đầy đủ năng lực hành vi dân dự hoặc thuộc các đối tượng không được phép quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam;

·         không tham gia vào các hoạt động của HĐQT trong sáu tháng cộng dồn, trừ trường hợp bất khả kháng; và

·         có đơn từ chức.