DANH MỤC HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ NHÀ NƯỚC GIỮ ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM
Nghị Định 94/2017 của Chính Phủ quy định danh mục hàng hóa và dịch vụ mà Nhà nước giữ độc quyền cung ứng. Hay nói cách khác, các doanh nghiệp từ các thành phần tư nhân bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được phép cung ứng các hàng hóa, dịch vụ này tại Việt Nam trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định việc cung ứng.
Theo Nghị Định 94/2017, Nhà nước sẽ chỉ coi các hàng hóa hoặc dịch vụ là hàng hóa và dịch vụ Nhà nước độc quyền khi không có các nhà đầu tư khác quan tâm hoặc không có đủ năng lực cung ứng các hàng hóa, dịch vụ đó. Danh mục hàng hóa và dịch vụ mà Nhà nước giữ độc quyền bao gồm, nhưng không giới hạn:
· Hàng hóa và dịch vụ phục vụ mục đích quốc phòng và an ninh quốc gia. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an sẽ quy định hướng dẫn cụ thể về các hàng hóa và dịch vụ này;
· Vật liệu nổ công nghiệp;
· Vàng miếng và vàng nguyên liệu;
· Xổ số kiến thiết;
· Thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu;
· Tem bưu chính Việt Nam;
· Pháo hoa;
· Truyền tại hoặc điều độ điện quốc gia;
· Thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội;
· Dịch vụ công ích an toàn hàng hải;
· Bảo đảm hoạt động bay;
· Hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia;
· Hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện;
· Xuất bản phẩm (không bao gồm hoạt động in và phát hành);
· Mạng bưu chính công cộng;
· Dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí.
Có một số vấn đề phát sinh từ Nghị Định 94/2017, bao gồm:
· Theo Luật Đầu Tư 2014, nhà đầu tư được quyền đầu tư vào việc cung ứng các hàng hóa và dịch vụ bị cấm theo quy định của Luật Đầu Tư 2014. Bằng việc quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ độc quyền Nhà nước, Chính Phủ đã ngăn cản một cách đáng kể hầu hết các nhà đầu tư tham gia vào cung ứng các hàng hóa và dịch vụ này. Về mặt kỹ thuật, để làm được điều này, Chính Phủ sẽ phải sửa đổi Luật Đầu Tư 2014 trong đó đưa vào danh mục các hàng hóa và dịch vụ mà Nhà nước giữ độc quyền.
· Thực tế là không phải việc không có nhà đầu tư quan tâm hoặc không có nhà đầu tư có đủ năng lực cung ứng một hàng hóa và dịch vụ cụ thể sẽ làm cho hàng hóa và dịch vụ đó trở thành độc quyền của Nhà nước. Trong trường hợp đó, Nhà nước nên hỗ trợ việc cung ứng các hàng hóa và dịch vụ này. Tuy nhiên, việc độc quyền Nhà nước chỉ thực sự cần thiết nếu nhà cung cấp các hàng hóa và dịch vụ này không thể hoạt động nếu như thiếu sự bảo vệ từ các đối thủ cạnh tranh thông qua tư cách độc quyền.
· Theo Nghị Định 94/2017, cơ quan nhà nước được giao cung cấp các hàng hóa và dịch vụ độc quyền Nhà nước có thể chỉ định trực tiếp một tổ chức là các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác. Quy định này mâu thuẫn với yêu cầu rằng hàng hóa và dịch vụ sẽ được coi là độc quyền Nhà nước nếu không có nhà đầu tư đủ năng lực cung ứng.
· Danh mục hàng hóa và dịch vụ được sử dụng cho mục đích quốc phòng và an ninh quốc gia không rõ ràng và tuân thủ theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Trong thực tiễn, rất nhiều hàng hóa và dịch vụ có thể được sử dụng cho cả mục đích quốc phòng, an ninh quốc gia lẫn mục đích dân sự.
· Nghị Định 94/2017 cho phép nhà đầu tư quan tâm đề nghị được cung ứng hàng hóa và dịch vụ độc quyền Nhà nước. Điều này có vẻ như là nhà đầu tư quan tâm chỉ có thể cung ứng hàng hóa và dịch vụ mà Nhà nước giữ độc quyền sau khi Chính Phủ sửa đổi danh mục độc quyền Nhà nước. Tuy nhiên, Nghị Định 94/2017 lại cho phép các Bộ liên quan phụ trách các hàng hóa và dịch vụ mà Nhà nước giữ độc quyền xem xét hồ sơ đề xuất cung ứng. Điều này có thể gây ra mâu thuẫn lợi ích bởi có thể là các Bộ liên quan sẽ cố gắng duy trì tình trạng độc quyền Nhà nước đối với các loại hàng hóa và dịch vụ này.