Hiểu như thế nào về Giá Trị Pháp Lý của “văn bản pháp luật khác” được đăng tải tại Công Báo

Công Báo đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo Luật Ban Hành Các Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật (Luật Ban Hành Các VBQPPL). Bên cạnh đó, Công Báo cũng dành một mục để đăng tải “Văn bản pháp luật khác”. Vấn đề đặt ra là liệu những “văn bản pháp luật khác” này, không phải là văn bản quy phạm pháp luật, có hiệu lực pháp luật hay không.

Khái niệm công ty con gián tiếp của công ty mẹ theo Luật Doanh nghiệp 2020

Khi xác định xem một công ty có là công ty mẹ của một công ty khác hay không, không rõ quyền sở hữu gián tiếp hoặc quyền kiểm soát gián tiếp có được tính đến hay không. Theo Điều 195.1 của Luật Doanh Nghiệp 2020, một công ty (công ty 1) sẽ được coi là công ty mẹ của một công ty khác (công ty 2) trong một trong các trường hợp sau:

·         công ty 1 sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty 2;

·         công ty 1 có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm “đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc” của công ty 2; hoặc

·         công ty 1 có quyền quyết định việc sửa đổi điều lệ của công ty 2.

Khi nào thì nhà đầu tư nước ngoài được đối xử tốt hơn nhà đầu tư Việt Nam?

Có quan điểm nhận định rằng nếu có thể (tức là trong trường hợp không bị cấm bởi các điều ước quốc tế) thì pháp luật Việt Nam sẽ đối xử với các nhà đầu tư Việt Nam tốt hơn so với nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong các ví dụ được thảo luận dưới đây, các nhà đầu tư nước ngoài được đối xử tốt hơn so với các nhà đầu tư Việt Nam:

·         Bảo hộ nhà đầu tư - Lợi thế lớn nhất mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài có được so với nhà đầu tư Việt Nam là khả năng khởi kiện Chính phủ Việt Nam trước trọng tài quốc tế theo các hiệp định đầu tư khác nhau mà Việt Nam đã ký kết với một số quốc gia. Nhà đầu tư Việt Nam không có khả năng làm như vậy. Trên thực tế, Chính phủ Việt Nam đã từng là một bên trong tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước và nhận thức rõ về rủi ro có thể bị kiện nếu đối xử tệ với nhà đầu tư nước ngoài.

Bảo Đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Bằng Nhà Và Công Trình Xây Dựng Theo Quy Định Pháp Luật Việt Nam

Biện pháp bảo đảm bằng nhà và công trình xây dựng phổ biến nhất là thế chấp. Bên cạnh đó, Bộ Luật Dân Sự 2015 cũng quy định các biện pháp bảo đảm khác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về việc liệu các biện pháp bảo đảm khác có thể được tạo lập bằng nhà và công trình xây dựng hay không.

Cầm cố tài sản – Không có khả năng

Cầm cố tài sản là việc một bên giao “tài sản” thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Bởi vì thuật ngữ “tài sản” bao gồm cả động sản và bất động sản nên có thể cho rằng biện pháp cầm cố có thể thực hiện đối với nhà và công trình xây dựng là bất động sản. Tuy nhiên, Điều 310.2 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định rằng “Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký”.