Tư Cách Chủ Nợ Có Bảo Đảm Một Phần Theo Luật Phá Sản 2014

Theo Luật Phá Sản 2014, các chủ nợ của doanh nghiệp phá sản bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm. Mặc dù không hoàn toàn rõ ràng, chủ nợ có bảo đảm một phần có thể được coi là một nhóm chủ nợ riêng biệt và có các quyền riêng trong thủ tục phá sản.

Theo Luật Phá Sản 2014,

·         chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ có quyền yêu cầu doanh nghiệp phá sản có liên quan phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp hoặc của người thứ ba; và

Hiệu Lực của Đơn Từ Chức HĐQT trong Công Ty Cổ Phần tại Việt Nam

Từ tháng 1 năm 2021, theo Luật Doanh Nghiệp 2020, nếu một thành viên Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) nộp đơn xin từ chức thành viên HĐQT công ty cổ phần (CTCP), người đó không được thôi làm thành viên HĐQT cho đến khi được chấp thuận bởi Đại Hội Đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ) của CTCP có liên quan. Để hạn chế các vấn đề tiềm ẩn có thể phát sinh từ quy định này, một CTCP có thể xem xét quy định rằng ĐHĐCĐ phải miễn nhiệm một thành viên HĐQT khi người đó nộp đơn xin từ chức. Ngoài ra, thành viên HĐQT từ chức nên ủy quyền cho một người khác thích hợp cho đến khi thành viên đó chính thức bị miễn nhiệm.

Quyền của cổ đông trong thời gian 90 ngày đầu tiên sau khi thành lập công ty cổ phần

Sau khi thành lập một công ty cổ phần (CTCP), các cổ đông sáng lập của CTCP thường có 90 ngày kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp (Thời Gian Góp Vốn) để thanh toán cho cổ phần mà họ đã đăng ký mua lúc thành lập CTCP (Cổ Phần Đăng Ký Mua). Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, có thể hiểu rằng các cổ đông sáng lập chưa thanh toán đầy đủ cho số Cổ Phần Đăng Ký Mua sẽ có đầy đủ quyền của cổ đông bao gồm quyền chuyển nhượng các Cổ Phần Đăng Ký Mua chưa được thanh toán đầy đủ. Tuy nhiên, một số quy định của của Luật Doanh Nghiệp 2020 có thể dẫn đến cách hiểu rằng trong Thời Gian Góp Vốn, cổ đông sáng lập chỉ có quyền bỏ phiếu.       

Ủy quyền lại thẩm quyền ký kết của người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật kiêm tổng giám đốc có được ủy quyền lại cho người khác để ký thỏa thuận đã được Hội đồng quản trị thông qua nếu người đại diện theo pháp luật đó được Hội đồng quản trị ủy quyền ký vào thỏa thuận này không?

Mặc dù vẫn còn một số lập luận phản bác (như được thảo luận dưới đây), tùy thuộc vào quy định trong điều lệ của công ty liên quan (ví dụ: điều lệ không có quy định cụ thể nào cấm người đại diện theo pháp luật ủy quyền lại cho người khác), có thể cho rằng người đại diện theo pháp luật có thể ủy quyền lại thẩm quyền ký kết của mình cho người khác ký thỏa thuận. Điều này là do: