Vietnam Business Law

View Original

NGHỊ ĐỊNH 9/2018 VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ “CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN” CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FIE) TẠI VIỆT NAM

Ngày 15 tháng 1 năm 2018, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 9/2018 về mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp khác của các FIE. Nghị Định 9/2018 có hiệu lực ngay lập tức và thay thế Nghị Định 23/2007. Có một vài vấn đề pháp lý phát sinh từ Nghị Định 9/2018. Không may là hầu hết các vấn đề pháp lý này sẽ có thể làm cho việc hoạt động và đầu tư của các FIE trong các ngành nghề được quy định bởi Nghị Định 9/2018 trở lên khó khăn (đôi khi khó khăn hơn nhiều). Cụ thể là,

·         Nhiều hoạt động và ngành nghề kinh doanh trước đây được miễn Giấy Phép Kinh Doanh hiện nay phải tuân thủ yêu cầu về Giấy Phép Kinh Doanh. Các ngành nghề và hoạt động kinh doanh này gồm: dịch vụ logistics, cho thue, (2) dịch vụ xúc tiến thương mại, dịch vụ trung gian thương mại, và hoạt động thương mại điện tử. Điều này là bởi theo quy định của Nghị Định 9/2018, các hoạt động hay ngành nghề này được xem là “liên quan trực tiếp” tới mua bán hàng hóa. Trước đây, mặc dù có thể cho rằng một số ngành nghề có thể được điều chỉnh bởi Nghị Định 23/2007, trong thực tiễn, cơ quan nhà nước chỉ cấp Giấy Phép Kinh Doanh theo Nghị Định 23/2007 cho hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của FIE. Không rõ tại sao Chính Phủ (hoặc BCT) lại quyết định mở rộng phạm vi của Nghị Định 9/2018 bởi vì Chính Phủ đã tuyên bố rằng sẽ kiến tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các công ty bằng việc cắt bỏ bớt thủ tục hành chính và giấy phép con.

·         Định nghĩa về “dịch vụ thương mại điện tử” theo Nghị Định 9/2018 có thể bao gồm hầu hết các trang mạng thương mại điện tử vận hành bởi FIE mà không kể tới việc liệu các hoạt động đó có liên quan tới việc mua bán hàng hóa hay không.

·         Yêu cầu về Giấy Phép Kinh Doanh sẽ áp dụng cho bất kỳ FIE nào bao gồm cả công ty cổ phần đại chúng có nhà đầu tư nước ngoài (Top-level FIE) bất kể tỷ lệ sở hữu nước ngoài và tham gia vào ngành nghề và hoạt động kinh doanh nào được quy định trong Nghị Định 9/2018. Yêu cầu về Giấy Phép Kinh Doanh áp dụng cho một số công ty được sở hữu phần lớn bởi một Top-level FIE và/hoặc một nhà đầu tư nước ngoài (xem thêm phía dưới). Vì vậy, để tránh việc phải xin Giấy Phép Kinh Doanh và, trong trường hợp kinh doanh bán lẻ, nhượng quyền bán lẻ, nhà đầu tư nước ngoài có thể dựa vào “Cơ Cấu Nhiều Lớp”.

·         Giấy Phép Kinh Doanh ghi nhận chi tiết về các cổ đông và thành viên của FIE liên quan. Vì vậy, việc chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp trong FIE đã được cấp Giấy Phép Kinh Doanh sẽ đặt ra yêu cầu phải sửa đổi lại Giấy Phép Kinh Doanh. Không rõ là yêu cầu này có thể áp dụng như thế nào đối với FIE là công ty niêm yết, trong đó cổ phiếu của công ty được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán trên thực tế. Luật Doanh Nghiệp 2014 và Luật Đầu Tư 2014 thường loại trừ công ty đại chúng khỏi các thay đổi về đăng ký đối với các cổ đông/nhà đầu tư nước ngoài của mình vì sự thiếu thực tiễn này.

·         Để xin được Giấy Phép Kinh Doanh, FIE hiện nay phải xin dược xác nhận từ cơ quan thuế về việc không nợ thuế. Điều này có thể tạo cơ hội cho cơ quan thuế yêu cầu thêm tiền thuế từ FIE muốn xin cấp Giấy Phép Kinh Doanh.

·         Định nghĩa về cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất của FIE bao gồm cả cơ sở bán lẻ dưới cùng nhà hiệu được lập bởi một FIE khác. Điều này nên bao gồm cả các cơ sở bán lẻ được lập thông qua nhượng quyền thương mại hoặc cấp quyền sử dụng nhãn hiệu.

·         Không rõ là tại sao Chính Phủ lại để Nghị Định có hiệu lực ngay lập tức với việc Nghị Định này đã chậm trễ trong gần hai năm.

FIE phải tuân thủ yêu cầu về Giấy Phép Kinh Doanh.

Bài viết được đóng góp một phần bởi Nguyễn Nữ Hồng Dương, thực tập sinh tại Venture North Law.

Cập nhận ngày 24 tháng 1 năm 2018 – bình luận liên quan tới cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở thứ nhất được bổ sung.