Vietnam Business Law

View Original

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÔNG TY TRONG TRƯỜNG HỢP MỘT GIAO DỊCH MUA BÁN SÁP NHẬP TẠI VIỆT NAM

Bộ luật hình sự 2015 (BLHS 2015) không quy định về việc liệu trách nhiệm hình sự công ty thực hiện bởi một pháp nhân thương mại sẽ được kế thừa hoặc hủy bỏ nếu pháp nhân đó giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, và ngừng hoạt động. Theo Bộ Luật Dân Sự 2015, khi một pháp nhân bị sáp nhập, hợp nhất hoặc chia thì chỉ có nghĩa vụ dân sự của pháp nhân đó được chuyển cho pháp nhân mới (hoặc kế thừa) liên quan. Như vậy, trách nhiệm hình sự của pháp nhân đó có thể không được cho pháp nhân mới (hoặc kế thừa). Tương tự, theo Luật Doanh Nghiệp 2014, khi một doanh nghiệp bị sáp nhập, hợp nhất hoặc bị chia, chỉ có các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản được chuyển cho doanh nghiệp mới (hoặc kế thừa). Không rõ là liệu trách nhiệm hình của doanh nghiệp đầu tiên có thể đủ điều kiện để được coi là nghĩa vụ tài sản có thể được chuyển hoặc kế thừa bởi doanh nghiệp mới (hoặc kế thừa) hay không.

Theo quy định của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015, nếu một pháp nhân đã bị kết án về một tội phạm, thực hiện việc sáp nhập, chia tách, hợp nhất thì pháp nhân tiếp nhận các quyền và nghĩa vụ của pháp nhân đề cập ban đầu sẽ phải chịu trách nhiệm chấp hành các hình phạt bằng tiền. Quy định này dường như chỉ ra rằng không phải mọi trách nhiệm hình sự sẽ được sẽ được chuyển cho pháp nhân kế thừa. Mặc dù vậy, trong một Hội Thảo về trách nhiệm hình sự công ty, một cán bộ của Bộ Tư Pháp, là thành viên ban soạn thảo BLHS 2015 đã chỉ ra rằng cán bộ này ủng hộ quan điểm yêu cầu rằng trong trường hợp pháp nhân giải thể, sáp nhập, hợp nhất, hoặc bị chia, pháp nhân mới (hoặc kế thừa) phải thừa kế trách nhiệm hình sự của pháp nhân bị giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia.