Vietnam Business Law

View Original

Tái cấu trúc nội bộ và thông báo tập trung kinh tế tại Việt Nam

Luật Cạnh Tranh 2018 không miễn trừ yêu cầu thông báo tập trung kinh tế thực hiện tái cấu trúc nội trong một nhóm các công ty. Tuy vậy, có thể nhận định rằng, tái cấu trúc nội bộ giữa các công ty dưới quyền kiểm soát của một công ty mẹ không thuộc trường hợp phải thực hiện thông báo tập trung kinh tế tại Việt Nam. Bởi vì:

·         Theo luật cạnh tranh, thị phần của một công ty được xác định thông qua thị phần của nhóm công ty mà công ty là thành viên (Nhóm). Do đó, việc tái cấu trúc nội bộ trong nhóm công ty không làm ảnh hưởng đến thị phần của Nhóm, và theo đó không tạo ra bất kì tác động hạn chế cạnh tranh nào trên thị trường. Theo Khoản 1 của Luật Cạnh Tranh 2018, quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh Tranh 2018, có thể lập luận rằng việc giao dịch tái cấu trúc nội bộ không được điều chỉnh bởi Luật Cạnh Tranh 2018.

·         Thông thường, thông báo tập trung kinh tế được yêu cầu khi có sự thay đổi về sự kiếm soát. Nhưng khi không có thay đổi về sự kiểm soát trong một giao dịch tái cấu trúc nội bộ, hoặc nói cách khác, thực thể mua trong giao dịch tái cấu trúc nội bộ đã có quyền kiểm soát gián tiếp đối với thực thể mục tiêu thông qua công ty mẹ; và

·         Định nghĩa tập trung kinh tế theo Luật Cạnh Tranh 2018 quy định việc một doanh nghiệp mua (hoặc sáp nhập với) một doanh nghiệp "khác". Nếu cả hai doanh nghiệp trong giao dịch tập trung kinh tế cùng thuộc sự kiểm soát của một công ty mẹ thì có thể nhận định rằng hai doanh nghiệp này không "khác". Nói cách khác, một doanh nghiệp khác nên được kiểm soát bởi một công ty mẹ khác.

Bài viết được thực hiện bởi Nguyễn Quang Vũ