Vietnam Business Law

View Original

MỘT SỐ ĐIỂM SỬA ĐỔI LUẬT XÂY DỰNG VIỆT NAM

Quốc Hội đã thông qua Luật Sửa Đổi, Bổ Sung Một Số Điều của Luật Xây Dựng năm 2014 (Luật Xây Dựng 2020). Luật Xây Dựng 2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021 và có một số điểm đáng chú ý như sau.

1. Nghiên cứu tiền khả thi

Luật Xây Dựng 2020 ban hành các dự án mới phải lập nghiên cứu tiền khả thi (Nghiên Cứu Tiền Khả Thi). Cụ thể, các dự án phải lập Nghiên Cứu Tiền Khả Thi bao gồm:

·         Dự án quan trọng quốc gia. Yêu cầu này cũng được quy định tại Luật Xây Dựng 2014. Tiêu chí xác định dự án quan trọng quốc gia được quy định tại Luật Đầu Tư Công 2019;

·         Dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công. Luật Xây Dựng 2014 yêu cầu tất cả các dự án Nhóm A phải chuẩn bị Nghiên Cứu Tiền Khả Thi. Tiêu chí để xác định xem một dự án có phải là dự án nhóm A hay không được quy định tại Luật Đầu Tư Công 2019;

·         Dự án PPP theo quy định về dự án PPP. Luật Xây Dựng 2014 không quy định cụ thể về yêu cầu chuẩn bị Nghiên Cứu Tiền Khả Thi của dự án PPP; và

·         Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc Hội, Thủ Tướng Chính Phủ. Luật Xây Dựng 2014 không yêu cầu những dự án này phải chuẩn bị Nghiên Cứu Tiền Khả Thi. Theo Luật Đầu Tư 2020, Nghiên Cứu Tiền Khả Thi có thể được dùng để thay thế cho đề xuất dự án đầu tư.

Luật Xây Dựng 2020 quy định rằng nọi dung Nghiên Cứu Tiền Khả Thi, ngoài các nội dung khác, phải bao gồm đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Không có hướng dẫn thêm gì về những nội dung cấu thành một “đánh giá tác động môi trường sơ bộ”.

2.         Bảo hiểm bắt buộc

Nhà thầu thi công xây dựng phải mua (1) bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường và (2) bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba. Luật Xây Dựng 2014 chỉ bắt buộc nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường.

3.         Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng

Theo Luật Xây Dựng 2020, công trình xây dựng (1) có thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở đã được thẩm định và (2) đáp ứng đủ điều kiện về cấp giấy phép xây dựng thì được miễn giấy phép xây dựng.

Các công trình xây dựng sau đây không còn được miễn cấp giấy phép xây dựng theo Luật Xây Dựng 2020:

·         Công trình xây dựng tại khu vực nông thôn chưa được phê duyệt quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng thì không được miễn cấp giấy phép xây dựng; và

·         Công trình xây dựng không sử dụng vốn đầu tư công đã được cơ quan nhà nước có liên quan cấp quyết định đầu tư xây dựng. Luật Xây Dựng 2014 cho phép tất cả các công trình xây dựng đã được Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ Trưởng, Thủ Trưởng Cơ Quan Ngang Bộ, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân các cấp cấp quyết định đầu tư, không phân biệt có sử dụng vốn đầu tư công hay không, đều được miễn giấy phép xây dựng.

4.         Thiết Kế Kỹ Thuật Tổng Thể (Front-End Engineering Design)

Luật Xây Dựng 2020 chính thức quy định về Thiết kế Kỹ Thuật Tổng Thể (FEED). FEED là thiết kế xây dựng được triển khai sau thiết kế cơ sở. Theo quy định cũ, FEED chỉ được quy định trong các nghị định và thông tư quản lý các dự án sử dụng vốn đầu tư công.

Luật Xây Dựng 2020 cũng cho phép chủ đầu tư thẩm định thiết kế FEED trong hợp đồng EPC.

5.         Quy định về thủ tục hành chính

Luật Xây Dựng 2020 được soạn thảo theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính. Ví dụ:

·         Thời gian cấp giấy phép xây dựng mất 20 ngày thay vì 30 ngày theo Luật Xây Dựng 2014;

·         Không còn yêu cầu chủ đầu tư phải bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình để được khởi công công trình xây dựng;

·         Chủ đầu tư dự án chỉ phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ít nhất là 3 ngày trước khi triển khai thi công thay vì 7 ngày theo Luật Xây Dựng 2014; và

·         Luật Xây dựng 2020 cho phép cơ chế chủ đầu tư có thể gửi hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về xây dựng để xin ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy.

6.         Nhưng điêu khoản khác

Luật Xây Dựng 2020 được soạn thảo để hài hòa với các quy định khác. Một trong những điểm hạn chế của Luật Xây Dựng 2014 là luật này chồng chéo và không thống nhất với các quy định khác. Vì vậy, Luật Xây Dựng 2020 đã được soạn thảo nhằm khắc phục vấn đề này. Ví dụ:

·         Luật Xây Dựng 2020 dẫn chiếu đến các luật chuyên ngành (như Luật Đầu Tư Công, Luật PPP, v.v.) khi đề cập đến các vấn đề liên quan đến các dự án sử dụng vốn ngân sách công hoặc các dự án PPP, ví dụ như trong việc xác định chủ đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

·         Theo Luật Xây Dựng 2020, các công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng hiện nay bao gồm một số công trình quảng cáo và một số công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động. Các công trình xây dựng này đã được miễn giấy phép xây dựng theo quy định chuyên ngành về quảng cáo, viễn thông. Tuy nhiên, phải đến khi ban hành Luật Xây Dựng 2020 thì chúng mới được quy định rõ ràng theo luật xây dựng; và

·         Luật Xây Dựng 2020 bãi bỏ một số quy định đã được quy định trong các văn bản khác. Ví dụ, Luật Xây Dựng 2020 không còn đưa ra định nghĩa về nhà ở riêng lẻ vì thuật ngữ này được định nghĩa theo Luật Nhà Ở 2014.

Bài viết được thực hiện bởi Nguyễn Thu Giang và biên tập bởi Nguyễn Quang Vũ