Cơ Quan Đại Diện Chủ Sở Hữu tại Doanh Nghiệp Nhà Nước Việt Nam (DNNN)
Nghị Định 47/2021 thi hành Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị Định 10/2019 thi hành Luật Quản Lý Vốn Nhà Nước 2014 cung cấp thông tin làm rõ một cách hữu ích về (1) các chủ thể có thể đóng vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu của Nhà Nước trong một DNNN, và (2) cách tính tỷ lệ sở hữu của Nhà Nước trong một doanh nghiệp. Đặc biệt,
· Theo Nghị Định 10/2019, Cơ quan đại diện tổ chức chỉ bao gồm (i) Ủy Ban Quản Lý Vốn Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp (CMSC); (ii) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh; và (iii) Tổng Công Ty Đầu Tư Và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước (SCIC). Theo đó, các DNNN khác như EVN hoặc PVN không được coi là Cơ Quan Đại Diện Chủ Sở Hữu. Trước đây, không rõ rằng một DNNN có thể được coi là Cơ Quan Đại Diện của Nhà Nước trong một DNNN khác không.
· Thống nhất với Nghị Định 10/2019, Nghị Định 47/2021 quy định rằng khi tính tỷ lệ sở hữu hoặc tỷ lệ biểu quyết của Nhà Nước tại doanh nghiệp, chỉ tính đến cổ phần hoặc phần vốn góp của tất cả Cơ Quan Đại Diện Chủ Sở Hữu trong doanh nghiệp đó. Trước đây, không rõ cổ phần hoặc phần vốn góp của một DNNN có được coi là vốn Nhà Nước tại một doanh nghiệp khác hay không. Quy định này rất quan trọng vì nó giúp làm rõ liệu một doanh nghiệp có là DNNN hay việc một doanh nghiệp thuộc sở hữu bao nhiêu [phần trăm] của Nhà Nước. Ví dụ, một DNNN (tức là các công ty có trên 50% vốn của Nhà Nước) phải tuân theo các quy tắc đấu thầu bắt buộc hoặc bị cấm đầu tư vào bất động sản và chứng khoán.
· Nghị Định 47/2021 đề cập rõ ràng đến “các Cơ Quan Đại Diện Chủ Sở Hữu” trong một doanh nghiệp. Do đó, dường như có thể có nhiều hơn một Đại diện thể chế trong một DNNN.
Bài viết được thực hiện bởi Nguyễn Thu Giang và Nguyễn Quang Vũ.