Vietnam Business Law

View Original

Hiểu như thế nào về Giá Trị Pháp Lý của “văn bản pháp luật khác” được đăng tải tại Công Báo

Công Báo đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo Luật Ban Hành Các Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật (Luật Ban Hành Các VBQPPL). Bên cạnh đó, Công Báo cũng dành một mục để đăng tải “Văn bản pháp luật khác”. Vấn đề đặt ra là liệu những “văn bản pháp luật khác” này, không phải là văn bản quy phạm pháp luật, có hiệu lực pháp luật hay không.

Theo Luật Ban Hành Các VBQPPL, quy phạm pháp luật được định nghĩa là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban Hành Các VBQPPL và phải được đăng tải trên Công Báo. Luật này cũng cấm việc ban hành các văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng lại chứa quy phạm pháp luật. Bởi những “văn bản pháp luật khác” được đăng tải trên Công Báo không được ban hành theo Luật Ban Hành Các VBQPPL nên những văn bản pháp luật khác này không được chứa quy phạm pháp luật và do đó, không nên có hiệu lực pháp luật.

Mặt khác, Hiến Pháp 2013 trao quyền cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng ban hành “văn bản pháp luật” để thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình. Luật Tổ Chức Chính Phủ cũng quy định rằng Chính phủ ban hành văn bản pháp luật để thi hành Hiến Pháp, Luật của Quốc hội. Hiến Pháp 2013 sử dụng thuật ngữ “văn bản pháp luật” thay vì “văn bản quy phạm pháp luật”. Theo đó, có thể vẫn có quan điểm cho rằng “văn bản pháp luật khác” do Chính phủ ban hành cũng nên có hiệu lực pháp luật. Nếu không, việc Chính phủ đăng tải những văn bản này trên Công Báo sẽ là không cần thiết.

Bài viết này được thực hiện bởi Nguyễn Quang Vũ.