DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS THAY THẾ NGHỊ ĐỊNH 140/2007 TẠI VIỆT NAM
Dự thảo Nghị định về dịch vụ logistics ở Việt Nam (Dự Thảo) gần đây đã được Bộ công thương (BCT) công bố. Bản Dự Thảo gần nhất sẽ thay thế Nghị Định 140/2007 về cùng một lĩnh vực. Những điểm đáng chú ý của bản Dự Thảo gồm:
· Dự Thảo phân loại dịch vụ logistics phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Nghị Định 140/2007 đưa ra phân loại riêng về dịch vụ logistics, không thống nhất với mô tả về dịch vụ logistics tại Biểu Cam Kết WTO. Vì vậy không dễ để so sánh Dự Thảo với Biểu Cam Kết WTO;
· Dự Thảo không bao gồm một số dịch vụ logistics nhất định được quy định tại Nghị Định 140/2007 (xem bảng dưới). Do đó, không rõ là liệu các dịch vụ này có được cho phép hay không được cho phép theo quy định của bản Dự Thảo;
· Các điều kiện đầu tư và hạn chế sở hữu nước ngoài được quy định trong bản Dự Thảo nhìn chung phù hợp với Biểu Cam Kết WTO. Mặc dù vậy, Dự Thảo quy định rằng sẽ không có điều kiện đầu tư và hạn chế sở hữu nước ngoài nào áp dụng với “các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận theo thông lệ quốc tế về dịch vụ logistics và phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật Thương mại”. Các dịch vụ này là các dịch vụ logistics không được liệt kê cụ thể trong Dự Thảo bao gồm cả “các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác”. Có thể cho rằng quy định này sẽ mở rộng phạm vi các dịch vụ logisitics được phép cung cấp tại Việt Nam. Tuy nhiên, bản chất của dịch vụ logistics được quy định điều khoản này không rõ ràng bởi vì không rõ là làm thể nào để phân biệt giữa “các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác” – về cơ bản không được cho phép với “ các dịch vụ khác được cung cấp bởi thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics” – về cơ bản lại được cho phép; và
· Bảng sau liệt kê các hạn chế sở hữu nước ngoài được áp dụng theo quy định tại Dự Thảo và, trong phạm vi có thể, so sánh với Nghị Định 140/2007;
Bài viết được đóng góp bởi Lê Thanh Nhật, thực tập sinh tại Venture North Law