Tài xế Uber có thể được coi là người lao động theo pháp luật Việt Nam hay không?
Tòa án Vương quốc Anh gần đây đã phán quyết rằng một tài xế Uber là Người lao động của Uber theo luật lao động của Vương quốc Anh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét việc liệu có thể đưa ra kết luận tương tự theo luật Việt Nam thông qua sử dụng lý lẽ của tòa án Vương quốc Anh. Theo Bộ Luật Lao Động 2019, người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Dựa trên định nghĩa về người lao động theo Bộ Luật Lao Động 2019, nhiều khả năng là tài xế Uber hoặc, do Uber đã rời Việt Nam, một tài xế “taxi công nghệ” tương tự có thể lập luận rằng họ là người lao động của chủ sở hữu nền tảng thay vì là một nhà thầu bên thứ ba bằng việc sử dụng các lập luận của tòa án Vương quốc Anh.
Bảng dưới đây đưa ra phân tích chi tiết hơn:
Ở Việt Nam, một số chủ sở hữu nền tảng ký “hợp đồng hợp tác” với các tài xế của mình để quy định các điều khoản về mối quan hệ giữa các bên. Tuy nhiên, rà soát nhanh mẫu hợp đồng hợp tác cho thấy các điều khoản của hợp đồng hợp tác chưa phù hợp với yêu cầu của Bộ Luật Dân Sự 2015 về một hợp đồng hợp tác. Ví dụ, Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định các bên trong hợp đồng hợp tác liên đới chịu trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, tất cả các rủi ro đều do tài xế taxi công nghệ gánh chịu mà không phải là chủ sở hữu nền tảng. Bộ Luật Dân Sự 2015 cũng quy định các bên trong hợp đồng hợp tác sẽ tham gia vào việc đưa ra quyết định. Một lần nữa, trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, chủ sở hữu nền tảng (không phải tài xế) là bên đưa ra tất cả các quyết định.
Bài viết được được thực hiện bởi Nguyễn Quang Vũ với sự đóng góp của Trịnh Phương Thảo, Trần Kim Chi, Nguyễn Thục Anh và Lê Võ Thủy Tiên.