Tư Cách Chủ Nợ Có Bảo Đảm Một Phần Theo Luật Phá Sản 2014
Theo Luật Phá Sản 2014, các chủ nợ của doanh nghiệp phá sản bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm. Mặc dù không hoàn toàn rõ ràng, chủ nợ có bảo đảm một phần có thể được coi là một nhóm chủ nợ riêng biệt và có các quyền riêng trong thủ tục phá sản.
Theo Luật Phá Sản 2014,
· chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ có quyền yêu cầu doanh nghiệp phá sản có liên quan phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp hoặc của người thứ ba; và
· chủ nợ có bảo đảm một phần là chủ nợ có quyền yêu cầu doanh nghiệp phá sản có liên quan phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp hoặc của người thứ ba “mà giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn khoản nợ đó”.
Định nghĩa chủ nợ có bảo đảm nêu trên không đề cập rõ ràng đến “chủ nợ có bảo đảm toàn bộ” do không yêu cầu giá trị tài sản bảo đảm phải bằng hoặc lớn hơn khoản nợ với chủ nợ có bảo đảm. Theo đó, về mặt câu chữ, thuật ngữ “chủ nợ có bảo đảm” có thể bao gồm cả chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm toàn bộ. Tuy nhiên, nếu xem xét sâu hơn các quy định khác của Luật Phá Sản 2014 thì chủ nợ có bảo đảm một phần có thể được phân thành một nhóm chủ nợ riêng biệt. Mặc dù vậy, không rõ sự phân biệt này là có chủ đích hay chỉ là sự ngẫu nhiên do kỹ thuật soạn thảo Luật Phá Sản 2014.
Cụ thể, bảng dưới đây cho thấy sự khác biệt giữa các quyền của chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm:
Bài viết này được thực hiện bởi Trần Đức Long và Nguyễn Quang Vũ.