Tư Cách Chủ Nợ Có Bảo Đảm Một Phần Theo Luật Phá Sản 2014
Theo Luật Phá Sản 2014, các chủ nợ của doanh nghiệp phá sản bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm. Mặc dù không hoàn toàn rõ ràng, chủ nợ có bảo đảm một phần có thể được coi là một nhóm chủ nợ riêng biệt và có các quyền riêng trong thủ tục phá sản.
Theo Luật Phá Sản 2014,
· chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ có quyền yêu cầu doanh nghiệp phá sản có liên quan phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp hoặc của người thứ ba; và
· chủ nợ có bảo đảm một phần là chủ nợ có quyền yêu cầu doanh nghiệp phá sản có liên quan phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp hoặc của người thứ ba “mà giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn khoản nợ đó”.
Định nghĩa chủ nợ có bảo đảm nêu trên không đề cập rõ ràng đến “chủ nợ có bảo đảm toàn bộ” do không yêu cầu giá trị tài sản bảo đảm phải bằng hoặc lớn hơn khoản nợ với chủ nợ có bảo đảm. Theo đó, về mặt câu chữ, thuật ngữ “chủ nợ có bảo đảm” có thể bao gồm cả chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm toàn bộ. Tuy nhiên, nếu xem xét sâu hơn các quy định khác của Luật Phá Sản 2014 thì chủ nợ có bảo đảm một phần có thể được phân thành một nhóm chủ nợ riêng biệt. Mặc dù vậy, không rõ sự phân biệt này là có chủ đích hay chỉ là sự ngẫu nhiên do kỹ thuật soạn thảo Luật Phá Sản 2014.
Cụ thể, bảng dưới đây cho thấy sự khác biệt giữa các quyền của chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm:
Các quyền theo Luật Phá Sản
2014 |
Chủ nợ có bảo
đảm một phần |
Chủ nợ có bảo
đảm |
Đề
nghị cung cấp tài liệu và chứng cứ |
x |
x |
Nhận
thông báo để thực hiện quyền |
x |
x |
Tự
bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp |
x |
x |
Tham gia
quản lý, thanh lý tài sản theo yêu cầu của thẩm
phán, cơ quan thi hành án, quản tài viên, doanh nghiệp quản
lý, thanh lý tài sản |
x |
x |
Nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản; Sửa đổi, bổ sung
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; Đề nghị xem xét lại
việc trả đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản. |
x |
|
Đề xuất với tòa
án tên quản tài viên trước khi mở thủ tục
phá sản |
x |
|
Đề nghị tòa án áp dụng,
thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp
tạm thời |
x |
|
Thương
lượng với doanh nghiệp mất khả năng
thanh toán |
x |
|
Đề
nghị xem xét lại quyết định mở hoặc
không mở thủ tục phá sản |
x |
x |
Yêu cầu
tòa án tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng
có khả năng gây bất lợi cho doanh nghiệp mất
khả năng thanh toán |
x |
x |
Đề
nghị thay đổi Quản tài viên nếu thuộc các
trường hợp quy định. |
x |
x |
Yêu cầu
Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu, đề nghị
xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch
vô hiệu. |
x |
x |
Thực
hiện bù trừ nghĩa vụ đối với hợp
đồng được xác lập trước khi có
quyết định mở thủ tục phá sản. |
x |
x |
Gửi
giấy đòi nợ cho quản tài viên |
x |
x |
Được
ghi nhận trong danh sách chủ nợ |
x |
x |
Đề
nghị quản tài viên bổ sung chủ nợ vào danh sách
chủ nợ |
x |
x |
Đề
nghị thẩm phán xem xét lại danh sách chủ nợ |
x |
x |
Tham gia hội nghị chủ
nợ |
x |
x |
Sự tham gia của chủ nợ
được dùng làm căn cứ để xác định
điều kiện hợp lệ của hội nghị
chủ nợ |
x |
|
Trình
bày ý kiến, thảo luận tại hội nghị chủ
nợ |
x |
x |
Biểu
quyết tại hội nghị chủ nợ thông qua các
quyết định về (1) đề nghị đình
chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục
phá sản, (2) đề nghị áp dụng biện pháp phục
hồi hoạt động kinh doanh, hoặc (3) đề
nghị tuyên bố phá sản |
Không
áp dụng |
Không
áp dụng |
Thành lập
ban đại diện chủ nợ |
Không
áp dụng |
Không
áp dụng |
Đề
nghị chánh án tòa án xem xét lại nghị quyết của
hội nghị chủ nợ |
x |
x |
Đề
nghị xem xét lại quyết định đình chỉ
tiến hành thủ tục phá sản |
x |
x |
Gửi
ý kiến về phương án phục hồi hoạt
động kinh doanh |
x |
x |
Thông
qua phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh, bao gồm cả việc thông qua các bản sửa
đổi tiếp theo |
Không
áp dụng |
Không
áp dụng |
Giám sát
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi
thông qua phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh |
x |
x |
Được
ưu tiên thanh toán bằng tài sản bảo đảm |
x |
x |
Đề
nghị xem xét lại quyết định tuyên bố doanh
nghiệp phá sản |
x |
x |
Được phân chia tài sản
sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá
sản. |
x |
|
Bài viết này được thực hiện bởi Trần Đức Long và Nguyễn Quang Vũ.