Không có cơ sở pháp lý rõ ràng để kiểm soát tăng trưởng tín dụng hàng năm của các tổ chức tín dụng Việt Nam

Trên thực tế, hàng năm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm cho từng tổ chức tín dụng bao gồm cả công ty tài chính. Tuy nhiên, việc phân bổ của NHNN cho từng tổ chức tín dụng không được công bố công khai. Mỗi tổ chức tín dụng sẽ được áp dụng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khác nhau. Dựa trên các thông tin trên báo chí, có vẻ như NHNN xem xét tình trạng tài chính của từng tổ chức tín dụng, tỷ lệ lạm phát mục tiêu và tốc độ tăng trưởng GDP mục tiêu để đưa ra quyết định. Vào tháng 9 năm 2022, có thông tin cho rằng NHNN sẽ sử dụng hệ thống xếp hạng của mình để quyết định phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng.

Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng dự kiến ​​trong một năm có thể được NHNN điều chỉnh trong năm đó trên cơ sở đánh giá tình trạng hoạt động và khả năng thanh khoản của từng tổ chức tín dụng cũng như các chính sách phát triển khác.

Không có luật cụ thể nào quy định phạm vi điều chỉnh và nguyên tắc về việc NHNN quy định và phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm như thế nào. Thẩm quyền của NHNN trong việc thiết lập hạn mức tăng trưởng tín dụng dường như dựa trên Luật NHNN năm 2010. Cụ thể, NHNN được phép thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Việc áp đặt hạn mức tăng trưởng tín dụng có thể được coi là thực hiện chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, về mặt nguyên tắc, việc áp dụng hạn mức tăng trưởng tín dụng hàng năm là trái với Luật Đầu Tư 2020 quy định Nhà nước sẽ không yêu cầu nhà đầu tư phải chịu hạn mức sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Ngoài ra, theo Luật Cạnh Tranh 2018, cơ quan Nhà nước không được phép yêu cầu, đề nghị một công ty cung cấp hoặc không cung cấp hàng hóa, dịch vụ trừ khi hàng hóa, dịch vụ đó thuộc diện độc quyền Nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp.

Bài viết này được thực hiện bởi Nguyễn Quang Vũ.