Danh Sách Cần Theo Dõi Quan Trọng Trong Việc Tuân Thủ Quy Định Về Phòng Chống Rửa Tiền Ở Việt Nam

Theo quy định về phòng chống rửa tiền (PCRT), các đối tượng báo cáo (ví dụ, các tổ chức tín dụng) có nghĩa vụ phải nhận biết được các danh sách cần theo dõi quan trọng, được quản lý bởi các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam, để đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ về PCRT của họ. Bài viết này sẽ giới thiệu những danh sách theo dõi đó và bình luận về các yêu cầu cụ thể liên quan đến các danh sách này.

Các danh sách cần theo dõi theo quy định về PCRT

Theo quy định về PCRT, Chính Phủ Việt Nam quản lý các danh sách cần theo dõi sau đây:

Điểm Mới Của Luật Các Tổ Chức Tín Dụng 2024 (Phần 2)

Bài viết này tiếp tục thảo luận về một số thay đổi bổ sung của Luật Các TCTD 2024. Để biết các nội dung đã được thảo luận trong Phần 1, vui lòng xem tại đây.

1.         Giảm giới hạn tổng mức dư nợ cấp tín dụng

Luật Các TCTD 2024 giảm giới hạn cấp tín dụng trên vốn tự có của TCTD đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó. Cụ thể:

Nghị Định Mới Về Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Ở Việt Nam

Vào ngày 15 tháng 05 năm 2024, Chính phủ đã thông qua một Nghị Định mới quy định về thanh toán không dùng tiền mặt (Nghị Định 52/2024) thay thế cho Nghị Định 101 của Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2012 (Nghị Định 101/2012) về thanh toán không dùng tiền mặt, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Bài viết này sẽ giới thiệu một vài điểm thay đổi chính của Nghị Định 52/2024.

Bổ sung ví điện tử là một trong những phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hợp pháp

Nghị Định 52/2024 đưa ra định nghĩa cụ thể về phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm các phương tiện do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, công ty tài chính được phép phát hành thẻ tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng Dịch vụ ví điện tử phát hành và được khách hàng sử dụng nhằm thực hiện giao dịch thanh toán. Thêm vào đó, ví điện tử được bổ sung là một trong những phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Ủy Quyền Mở Và Sử Dụng Tài Khoản Ngân Hàng Của Văn Phòng Đại Diện

Mặc dù trên thực tế, Trưởng Văn Phòng Đại Diện (VPĐD) thường thay mặt cho VPĐD để mở và sử dụng tài khoản ngân hàng của VPĐD, nhưng cũng có những trường hợp công ty mẹ muốn ủy quyền cho người khác (Người Được Uỷ Quyền) để thực hiện các công việc này. Câu hỏi đặt ra là việc ủy quyền như vậy có hợp pháp không và liệu xác nhận của Trưởng VPĐD đối với giấy ủy quyền đó (POA) có cần thiết hay không.

Câu trả lời ngắn gọn: Bên ủy quyền cho Người Được Ủy Quyền nên là VPĐD thay vì công ty mẹ. Nếu bên ủy quyền là công ty mẹ thì việc ủy quyền đó nên được Trưởng VPĐD với tư cách là “người đại diện theo pháp luật” của VPĐD xác nhận. Sự xác nhận này sẽ đóng vai trò như một ủy quyền đồng thời bởi VPĐD.