Giải đáp của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao về các vấn đề pháp lý ở Việt Nam

Vào ngày 26 tháng 3 năm 2024, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao (VKS Tối Cao) đã ban hành Công Văn số 1083/VKSTC-V9 (Công Văn) để trả lời các câu hỏi của viện kiểm sát địa phương về việc kiểm sát việc giải quyết các vụ việc liên quan đến các vấn đề về dân sự, hôn nhân và gia đình. Mặc dù việc làm rõ và giải thích này không có tính ràng buộc, chúng tạo thành một nguồn giải thích pháp luật quan trọng để hệ thống viện kiểm sát có thể dựa vào. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc giải thích của Viện Kiểm Sát không có tính ràng buộc đối với Tòa Án và do đó không quan trọng bằng hướng dẫn do Tòa Án Tối Cao ban hành.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về một số khẳng định của VKS Tối Cao trong Công Văn mà chúng tôi thấy thú vị hoặc đáng chú ý:

Cơ Chế Tính Toán Khung Giá Phát Điện cho các Nhà Máy Điện Mặt Trời/Điện Gió sau FiT

Vui lòng tải về bản pdf tại Đây.

Sau khi chính sách giá mua điện ưu đãi (FiT) đối với các dự án điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam hết hạn, giá bán điện của các nhà máy điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam hiện nay sẽ do các bên đàm phán trong hợp đồng mua bán điện (PPA) nhưng phải nằm trong khung giá phát điện (GPĐ) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Với mục tiêu đó, ngày 1 tháng 11 năm 2023, Bộ Công Thương (BCT) đã ban hành Thông Tư 19 quy định phương pháp xây dựng khung GPĐ cho các nhà máy điện mặt trời và điện gió (Thông Tư 19).

Cụ thể, Thông Tư 19 quy định quy trình phải thực hiện hàng năm để tính toán giá trị tối đa của khung GPĐ để trình Bộ Công Thương phê duyệt.

Chữ ký điện tử của cá nhân theo Luật Giao Dịch Điện Tử 2023

Vào ngày 22/6/2023, Quốc Hội đã thông qua Luật Giao Dịch Điện Tử mới, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 (Luật GDĐT 2023). Luật GDĐT 2023 đưa ra những thay đổi đáng kể liên quan đến việc sử dụng chữ ký điện tử của các cá nhân như sau:

1. Hạn chế quyền tạo lập và sử dụng chữ ký điện tử của cá nhân

Luật GDĐT 2023 phân loại chữ ký điện tử thành ba loại như sau, trong đó không có loại nào bao gồm chữ ký điện tử do cá nhân tự tạo lập:

  • chữ ký điện tử chuyên dùng là chữ ký điện tử do các cơ quan, tổ chức tạo lập và sử dụng riêng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ;

  • chữ ký số công cộng là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công cộng và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số công cộng được cấp bởi một nhà cung cấp dịch vụ đủ điều kiện;

  • chữ ký số chuyên dùng công vụ là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công vụ và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ được cấp bởi một nhà cung cấp dịch vụ đủ điều kiện.

Câu chuyện về quy định “Sản xuất tại Việt Nam”

Việt Nam đã ban hành quy tắc xuất xứ chi tiết để hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam được coi là “Sản xuất tại Việt Nam”. Các quy tắc này bao gồm Nghị Định 31/2018 và các quy định hướng dẫn thực thi. Ngoài ra, nhiều hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam tham gia cũng có quy tắc xuất xứ riêng (ví dụ ATIGA).