Chữ ký điện tử của cá nhân theo Luật Giao Dịch Điện Tử 2023

Vào ngày 22/6/2023, Quốc Hội đã thông qua Luật Giao Dịch Điện Tử mới, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 (Luật GDĐT 2023). Luật GDĐT 2023 đưa ra những thay đổi đáng kể liên quan đến việc sử dụng chữ ký điện tử của các cá nhân như sau:

1. Hạn chế quyền tạo lập và sử dụng chữ ký điện tử của cá nhân

Luật GDĐT 2023 phân loại chữ ký điện tử thành ba loại như sau, trong đó không có loại nào bao gồm chữ ký điện tử do cá nhân tự tạo lập:

  • chữ ký điện tử chuyên dùng là chữ ký điện tử do các cơ quan, tổ chức tạo lập và sử dụng riêng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ;

  • chữ ký số công cộng là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công cộng và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số công cộng được cấp bởi một nhà cung cấp dịch vụ đủ điều kiện;

  • chữ ký số chuyên dùng công vụ là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công vụ và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ được cấp bởi một nhà cung cấp dịch vụ đủ điều kiện.

Hậu Quả Của Việc Vi Phạm Cam Đoan Và Bảo Đảm Theo Pháp Luật Việt Nam

Giới thiệu

Như đã trình bày chi tiết ở bài viết trước, theo quan điểm của chúng tôi, các cam đoan và bảo đảm (bảo đảm) nên cấu thành nghĩa vụ của người đưa ra các cam đoan và bảo đảm đó theo pháp luật Việt Nam. Các cam đoan và bảo đảm có thể hàm ý nghĩa vụ của người đưa ra chúng (Người Bảo Đảm) đảm bảo rằng các dữ kiện và vấn đề đã nêu là đúng sự thật. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thử xem xét hậu quả của việc vi phạm các cam đoan và bảo đảm theo pháp luật Việt Nam. Như được bàn luận kỹ hơn bên dưới, tùy thuộc vào ngữ cảnh, việc vi phạm bảo đảm có thể dẫn đến:

Cam đoan và bảo đảm có được coi là nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam không?

Cam đoan và bảo đảm là một nội dung quan trọng cấu thành một hợp đồng. Rất tiếc, luật hợp đồng Việt Nam không có một chế định riêng về cam đoan và bảo đảm. Do đó, điều này làm phát sinh nhiều câu hỏi khác nhau liên quan đến cam đoan và bảo đảm theo luật pháp Việt Nam. Thắc mắc đầu tiên sẽ là liệu các cam đoan và bảo đảm có được coi là nghĩa vụ của người đưa ra các cam đoan và bảo đảm này.

Giải đáp của Tòa Án Nhân Dân Tối Cao về các vấn đề pháp lý ở Việt Nam

Vào ngày 24 tháng 4 năm 2023, Hội Đồng Thẩm Phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao (TANDTC) đã tổ chức một hội nghị trực tuyến để giải đáp một số vướng mắc trong công tác xét xử của các Tòa Án. Công Văn số 196/TANDTC-PC do TANDTC ban hành ngày 03 tháng 10 năm 2023 (Công Văn) ghi lại kết quả từ hội nghị trực tuyến diễn ra vào tháng 4. Công Văn này chủ yếu bao gồm việc làm rõ và giải thích của TANDTC về các quy định pháp luật hiện hành trong các lĩnh vực pháp luật khác nhau, bao gồm hình sự, dân sự, thương mại, và hành chính. Mặc dù việc làm rõ và giải thích này không có tính ràng buộc, chúng tạo thành một nguồn giải thích pháp luật quan trọng để hệ thống tòa án có thể dựa vào.