Những Điểm Nổi Bật Của Luật Dữ Liệu Mới Của Việt Nam

Luật Dữ Liệu mới, được thông qua vào cuối tháng 11 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, tập trung chủ yếu vào việc thiết lập cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia và trung tâm dữ liệu phục vụ mục đích quản lý nhà nước. Tuy nhiên, luật này cũng đưa ra những quy định về dữ liệu số (dưới đây gọi là dữ liệu) liên quan đến khu vực tư nhân, bao gồm sản phẩm và dịch vụ dữ liệu. Chính phủ hiện đang soạn thảo ba nghị định hướng dẫn chi tiết các nội dung quan trọng trong Luật Dữ Liệu, bao gồm: Dự Thảo Nghị Định Sản Phẩm & Dịch Vụ Dữ liệu, Dự Thảo Nghị Định Dữ Liệu Cốt Lõi & Dữ Liệu Quan Trọng và Dự Thảo Nghị Định Khung.

Bài viết này sẽ thảo luận về một số điểm chính trong Luật Dữ Liệu và các dự thảo nghị định liên quan. Bài viết được thực hiện bởi Hà Thanh Phúc và Trịnh Phương Thảo.

Những điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (Dự Thảo Luật BVDLCN)

Vào ngày 24 tháng 9 năm 2024, Bộ Công An (BCA) đã công bố Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (Dự Thảo Luật BVDLCN). So với Nghị Định 13/2023, Dự Thảo Luật BVDLCN đưa ra một số điểm quan trọng liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân. Bài viết này sẽ trình bày những điểm nổi bật và ý nghĩa chính của các quy định mới này.

1)         Mở rộng phạm vi áp dụng

So với Nghị định 13/2023, Dự Thảo Luật BVDLCN mở rộng đối tượng áp dụng, bao gồm “cơ quan, tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý dữ liệu cá nhân của người nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 1.2(đ)). Quy định này dường như tăng cường việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của người nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu quy định này chỉ áp dụng cho người nước ngoài ở tại Việt Nam hay cả với những người nước ngoài cư trú ở nước ngoài. Sự mơ hồ nằm ở cách diễn giải cụm từ “trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Nếu mở rộng cho người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, điều này có thể gây ra gánh nặng tuân thủ đáng kể cho các doanh nghiệp Việt Nam xử lý dữ liệu cá nhân của người nước ngoài.

Điểm mới trong Luật Giao dịch điện tử có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc ký kết hợp đồng bằng cách trao đổi bản pdf tại Việt Nam?

Trong bối cảnh hiện đại, việc kí kết hợp đồng thông qua việc tạo ra những bản hợp đồng đã thỏa thuận dưới dạng pdf và trao đổi giữa các bên liên quan thay vì kí và trao đổi các bản tài liệu giấy ngày càng phổ biến. Trước đây, Luật Giao dịch điện tử 2005 cho phép các bên có sự linh hoạt đáng kể trong việc thỏa thuận về các hình thức ký hợp đồng thông qua việc tạo và trao đổi các bản sao pdf. Tuy nhiên, kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2024, một số quy định mới của Luật Giao Dịch Điện Tử năm 2023 (Luật GDĐT 2023) có thể ảnh hưởng đến cách thức các bên kí hợp đồng thông qua việc tạo và trao đổi các bản pdf của hợp đồng đã thỏa thuận. Cụ thể,

Khó khăn khi giải quyết thủ tục hành chính theo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nghị định 13/2023 về Bảo Vệ Dữ Liệu Cá Nhân (Nghị Định 13/2023) đã tạo ra nhiều sự phấn khích trong giới chuyên gia pháp lý tại Việt Nam. Gần đây, sự phấn khích đó đã gặp phải thực tế khắc nghiệt về những khó khăn ngay cả trong việc thực hiện các thủ tục hành chính cơ bản theo Nghị Định 13/2023. Cụ thể, vào tháng 7 năm 2023, Bộ Công An (BCA) đã công bố các yêu cầu về nội dung của hồ sơ đánh giá tác động của việc xử lý dữ liệu cá nhân và hồ sơ đánh giá tác động của việc chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài. Mức độ chi tiết và phân tích cần thiết để chuẩn bị các hồ sơ này là rất khắt khe. Ví dụ, BCA yêu cầu các hồ sơ này bao gồm các thông tin và tài liệu sau: