Hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất có cần công chứng không?

Câu trả lời là không rõ ràng. Theo Điều 119.2 của Bộ Luật Dân Sự 2015, trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được lập thành văn bản và có công chứng thì các bên tham gia giao dịch phải tuân thủ yêu cầu đó. Đối với các giao dịch liên quan đến đất đai, Điều 167.3 của Luật Đất Đai 2013 quy định rõ ràng rằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167.3(b) khi có ít nhất một bên trong hợp đồng đó là đơn vị kinh doanh bất động sản.

Tuy nhiên, Điều 167.3 của Luật Đất đai 2013 không quy định rõ về việc hợp đồng chuyển nhượng có đối tượng duy nhất là tài sản gắn liền với đất thì có cần phải công chứng hay không. Điều 167.3(b) chỉ quy định hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên là chủ thể kinh doanh bất động sản được công chứng theo yêu cầu của các bên. Không rõ liệu câu chữ của Điều 167.3(b) có thể được hiểu là nếu không bên nào trong hợp đồng là tổ chức kinh doanh bất động sản thì hợp đồng phải được công chứng hay không.

Mặt khác, có thể căn cứ vào Điều 119.2 của Bộ Luật Dân Sự 2015 để cho rằng việc công chứng hợp đồng chỉ bắt buộc khi pháp luật có quy định rõ ràng. Theo đó, việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất giữa các bên không kinh doanh bất động sản cũng không phải là bắt buộc.

Tuy nhiên, trên thực tế, cơ quan chức năng thường yêu cầu hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất giữa các bên không kinh doanh bất động sản cũng phải được công chứng. Vì vậy, trong trường hợp này, các bên nên công chứng hợp đồng khi giao kết chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất.

Mặc dù vậy, việc hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất chưa được công chứng nhưng đã thực hiện xong thì cũng không nên bị vô hiệu chỉ vì thiếu công chứng. Sở dĩ như vậy vì theo Điều 129.2 của Bộ Luật Dân Sự 2015, trong trường hợp giao dịch dân sự được xác lập bằng văn bản vi phạm quy định bắt buộc về công chứng mà một hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì Tòa án theo yêu cầu của một hoặc các bên, ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không bắt buộc phải thực hiện công chứng.

Bài viết được thực hiện bởi Nguyễn Hoàng Dương và được biên tập bởi Nguyễn Quang Vũ.