Cam đoan và bảo đảm có được coi là nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam không?

Cam đoan và bảo đảm là một nội dung quan trọng cấu thành một hợp đồng. Rất tiếc, luật hợp đồng Việt Nam không có một chế định riêng về cam đoan và bảo đảm. Do đó, điều này làm phát sinh nhiều câu hỏi khác nhau liên quan đến cam đoan và bảo đảm theo luật pháp Việt Nam. Thắc mắc đầu tiên sẽ là liệu các cam đoan và bảo đảm có được coi là nghĩa vụ của người đưa ra các cam đoan và bảo đảm này.

Trong một cuốn sách về luật hợp đồng Việt Nam, tác giả, một luật sư nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh, cho rằng cam đoan và bảo đảm là những tuyên bố về sự thật và không phải là những nghĩa vụ phải hoặc không được thực hiện một công việc. Do đó, cam đoan và bảo đảm không phải là nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam. Chúng tôi có một cái nhìn khác về điều này.

Theo quan điểm của chúng tôi, căn cứ vào câu chữ thực tế trong hợp đồng liên quan, các cam đoan và bảo đảm nên được coi là nghĩa vụ của người đưa ra các cam đoan và bảo đảm đó. Điều này là bởi:

•          cam đoan và bảo đảm trong tiếng Việt đều có thể được sử dụng như động từ. Điều này cho thấy rằng “cam đoan” hoặc “bảo đảm” có thể mang nghĩa thực hiện một nghĩa vụ nhất định; và

•          mặc dù không có định nghĩa pháp lý về các từ này. Trong tiếng Việt, từ “cam đoan” nghĩa là hành động của một người xác nhận rằng những gì họ đã nói là đúng và phải chịu trách nhiệm nếu điều đó không chính xác. Từ “bảo đảm” nghĩa là hành động của một người bảo đảm với người khác về những gì người đầu tiên đã nói và chịu trách nhiệm về những tuyên bố đó.

Vì lý do trên, nếu các thuật ngữ “cam đoan” và “bảo đảm” được sử dụng như động từ trong tiếng Việt, chúng có thể ngụ ý một nghĩa vụ đối với người đưa ra chúng. Tuy nhiên, câu hỏi tiếp được đặt ra là nếu có sự vi phạm nghĩa vụ được cấu thành bởi cam đoan và bảo đảm thì trách nhiệm của người đưa ra các cam đoan và bảo đảm đó sẽ là như nào.

Bài viết này được thực hiện bởi Nguyễn Quang Vũ.