So sánh giữa công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần theo Luật Doanh Nghiệp 2020

Dưới đây là bảng so sánh giữa công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (CTTNHH Nhiều Thành Viên) và một công ty cổ phần (CTCP) theo Luật Doanh Nghiệp 2020 về một số vấn đề chính. Bài viết do Nguyễn Quang Vũ thực hiện và Hà Kiều Anh biên tập.

Điều lệ mẫu công ty cổ phần tư nhân (theo Luật Doanh Nghiệp 2020)

Các thành viên của Venture North Law đã soạn thảo một dự thảo điều lệ mẫu của công ty cổ phần tư nhân tại Việt Nam theo Luật Doanh Nghiệp mới 2020. Một số điểm cần lưu ý:

·         Dự thảo được soạn thảo với định hướng bảo vệ lợi ích của cổ đông đa số và người quản lý công ty;

·         Dự thảo được soạn thảo cho công ty cổ phần tư nhân đã thành lập và đã góp đủ vốn điều lệ ban đầu;

·         Dự thảo cần được đọc song song với Luật Doanh Nghiệp 2020 vì chúng tôi không chỉ đơn thuần là sao chép các điều khoản của Luật Doanh Nghiệp 2020 vào điều lệ mẫu;

·         Dự thảo có thể có những sai sót và lỗi chính tả; và

·         Bất kỳ bên nào dựa vào dự thảo này sẽ tự chịu rủi ro. Và các tuyên bố miễn trừ trách nhiệm của trang web này cũng được áp dụng.

Dự thảo điều lệ mẫu có thể được tải về tại Đây.

Các vấn đề pháp lý và sự thiếu hụt cơ chế chống bế tắc trong các tranh chấp cổ đông gần đây

Trong vụ tranh chấp cổ đông gây tranh cãi gần đây ở Việt Nam, Toà án phúc thẩm Thành phố Hồ Chí Minh (Toà Phúc Thẩm) cho rằng hai điều sau đây của điều lệ công ty mâu thuẫn với nhau và vì vậy áp dụng quy định của Luật Doanh Nghiệp 2014 để giải quyết tranh chấp:

· Điều 10.1 của điều lệ công ty quy định thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó phản đối nghị quyết của Hội Đồng Thành Viên về một số vấn đề quan trọng của công ty; và

· Điều 23.1 của điều lệ công ty yêu cầu sự nhất trí của tất cả các thành viên về một số vấn đề quan trọng của công ty.

Làm thế nào để xác định hai điều khoản của điều công ty được coi là mâu thuẫn với nhau?

1. Ý kiến của Toà Phúc Thẩm khiến chúng tôi tự đặt ra câu hỏi rằng làm thế nào hoặc trong tình huống nào có thể xác định hai điều khoản của một điều lệ công ty hoặc một hợp đồng có thể bị coi là mâu thuẫn với nhau? Pháp luật Việt Nam không có quy tắc về xây dựng hợp đồng có thể trả lời câu hỏi này. Theo cách tiếp cận thông thường, nếu hai điều khoản chỉ ra những thoả thuận hoặc ý định không nhất quán của các bên về cùng một vấn đề, thì chúng có thể được coi là mâu thuẫn với nhau. Theo cách tiếp cận này, Điều 23.1 của điều lệ công ty (nhất trí của tất cả các thành viên về những vấn đề quan trọng) không mâu thuẫn với Điều 10.1 của điều lệ công ty (quyền của thành viên yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình). Các Điều Khoản này xử lý các vấn đề khác nhau trong hai tình huống khác nhau theo một trật thứ tự tuyến tính. Cụ thể:

Các thành viên của một công ty trách nhiệm hữu hạn có thể xác định tỷ lệ phần vốn góp của họ dựa trên phần vốn góp bằng Đô-la Mỹ?

1.         Có những trường hợp công ty có vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH) đăng ký vốn điều lệ bằng Đô-la Mỹ. Tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên cũng được xác định dựa trên phần vốn góp bằng Đô-la Mỹ tại thời điểm thành lập. Nếu các công ty này tăng vốn điều lệ bằng cách huy động vốn từ các nhà đầu tư mới. Câu hỏi đặt ra là liệu tỷ lệ phần vốn góp của các nhà đầu tư mới có thể được tính toán dựa trên phần vốn góp của họ bằng Đô-la Mỹ.

2. Về mặt pháp lý, theo Luật Doanh Nghiệp 2020, phần vốn góp của thành viên trong một Công ty TNHH được tính dựa trên giá trị bằng Việt Nam Đồng của vốn góp hoặc tài sản do các thành viên đó góp vào vốn điều lệ. Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể này, cơ quan cấp phép có thể xem xét chấp nhận xác định phần vốn góp của các nhà đầu tư mới dựa trên phần vốn góp bằng Đô-la Mỹ trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT) tại Công văn 5437/BKHĐT–ĐKKD ngày 12 tháng 7 năm 2016 (Hướng Dẫn Của Bộ KHĐT).

Bài viết được thực hiện bởi Hà Thị Dung.

Vui lòng tải bản pdf đầy đủ tại Đây.