LÀM RÕ THÊM VỀ VIỆC BÁN CỔ PHẦN NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN CHƯA NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Theo Công văn số 10791 được ban hành vào tháng 8/2016, Bộ Tài chính (BTC) đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các bước cụ thể để bán cổ phần nhà nước trong công ty cổ phần chưa niêm yết (bao gồm các công ty chưa đăng ký giao dịch trên sàn Upcom) như sau:

·         Bước 1: Cổ phần nhà nước nên được bán qua đấu giá công khai bán lẻ để bất kỳ nhà đầu tư tham gia nào cũng có thể đăng ký chào mua và đấu giá với bất kỳ số lượng cổ phần nhà nước (tùy thuộc vào yêu cầu đấu giá tối thiểu);

·         Bước 2: Cổ phần nhà nước chưa được bán ở Bước 1 sẽ được đấu giá công khai "bán theo lô", khi đó nhà đầu tư tham gia phải trả giá cho tất cả (nhưng không ít hơn tất cả) số cổ phần Nhà nước đã được đưa vào bán; và

·         Bước 3: Nếu chỉ có một nhà đầu tư tham gia thì cổ phần nhà nước có thể được bán thông qua đàm phán trực tiếp giữa người bán (Nhà nước) và các nhà đầu tư tham gia.

Hiện vẫn chưa rõ về việc Thủ tướng Chính phủ sẽ chấp nhận đề nghị của Bộ Tài chính hay không. Tuy nhiên, đề xuất của Bộ Tài chính có một vài ý nghĩa:

·         Đề xuất của Bộ Tài chính sẽ hợp nhất quá trình tiến hành bán cổ phần theo lô theo Quyết định 41/2015 và bán cổ phần nhà nước nói chung theo Nghị định 91/2015. Cụ thể, Bộ Tài chính đã phản đối đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về việc bỏ qua Bước 1 (đấu giá bán lẻ công khai) và cổ phần nhà nước thuộc sự quản lý của Bộ Tài chính từ Bước 2;

·         Bộ Tài chính giải thích thuật ngữ chào bán cạnh tranh được sử dụng trong Nghị định 91/2015 có nghĩa là bán đấu giá công khai theo lô; và

·         Có vẻ như quan điểm của Bộ Tài chính là Thủ tướng Chính phủ không thể bỏ qua Bước 1 và Bước 2 khi quyết định bán cổ phần nhà nước trong công ty cổ phần chưa niêm yết.