HỢP ĐỒNG TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM (CONSUMER CONTRACTS)

“Người tiêu dùng” được định nghĩa là “người mua hoặc sử dụng hàng hóa và dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”. Thuật ngữ “người” ở đây được hiểu là cá nhân hoặc tổ chức. Dó đó một tổ chức, theo pháp luật Việt Nam, cũng được coi là người tiêu dùng. Sự khác biệt duy nhất đó là người tiêu dùng sử dụng hàng hóa cho mục đích tiêu dùng. Trong khi đó, đối với một chủ thể kinh doanh, việc mua hàng hóa đầu vào trong quá trình hoạt động để cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng được coi là có “mục đích tiêu dùng” hoặc “mục đích kinh doanh”.

Nếu một hợp đồng được giao kết giữa hai chủ thể kinh doanh được xem như hợp đồng tiêu dùng thì những điều khoản sau đây (nếu được quy định trong hợp đồng) sẽ không có hiệu lực:

·         Điều khoản loại trừ trách nhiệm của thương nhân;

·        Điều khoản hạn chế,  hoặc loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng;

·        Điều khoản cho phép thương nhân đơn phương thay đổi điều kiện hợp đồng đã thỏa thuận trước vớingười tiêu dùng; hoặc quy tắc, quy định bán hàng, cung ứng dịch vụ áp dụng đối với người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không được thể hiện cụ thể trong hợp đồng;

·         Điều khoản cho phép thương nhận đơn phương xác định người tiêu dùng không thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ;

·         Điều khoản cho phép thương nhân quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

·        Điều khoản cho phép thương nhân giải thích hợp đồng trong trường hợp điều khoản của hợp đồng được hiểu khác nhau;

·        Điều khoản băt buộc người tiêu dùng phải tuân thủ các nghĩa vụ ngay cả khi tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không hoàn thành nghĩa vụ của mình; và

·       Điều khoản cho phép thương nhân chuyển giao quyền và nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của người tiêu dùng.

 Nhiều điều khoản được sử dụng phổ biến trong hợp đồng kinh doanh nhưng lại bị cấm sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng. Bởi vậy, việc xác định loại hợp đồng được ký kết giữa các chủ thể kinh doanh là hợp đồng kinh doanh hay hợp đồng tiêu dùng là rất cần thiết.