VIỆT NAM GIA NHẬP CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (CISG)

Tháng 12/2015, Việt Nam đã chính thức phê duyệt và trở thành thành viên thứ 84 của Công ước Viên của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng Mua bán Hàng hóa Quốc tế. Công ước Viên bắt đầu có hiệu lực ràng buộc tại Việt Nam từ ngày 1/1/2017. Việt Nam bảo lưu các điều khoản về hình thức của hợp đồng thuộc Điều 11, Điều 29 và Phần II của CISG. Bởi Việt Nam là một nước có các hoạt động kinh doanh sôi động, từ khía cạnh pháp lý, CISG sẽ có tác động lớn đến tất cả các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia khác cũng là thành viên của CISG (ví dụ như Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ).

Về việc áp dụng CISG, trong mối tương quan với luật Thương mại 2005, trong trường hợp các quy định của CISG không phù hợp với các quy định của luật Thương mại 2005, các quy địnhcủa CISG sẽ được ưu tiên áp dụng. Do đó, nếu một hợp đồng mua bán hàng hóa có sự tham gia của một bên Việt Nam và các bên của hợp đồng không thỏa thuận loại trừ CISG một cách rõ ràng thì CISG sẽ được áp dụng. Một điểm quan trọng mà các luật sư hành nghề ở Việt Nam hiện tại cần phải cân nhắc đó là nên loại trừ hay áp dụng các điều khoản của CISG trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Ngoài ra, trong trường hợp lựa chọn áp dụng CISG, các bên của hợp đồng cũng nên suy xét về việc lựa chọn bản dịch CISG phù hợp vì CISG có nhiều bản dịch chính thức khác nhau.