CÓ PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG THỜI GIAN THỬ VIỆC THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Theo Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014, kể từ 1 tháng 1 năm 2018, bất kỳ người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ một tháng đến dưới ba tháng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (Yêu Cầu BHXH). Tiền bảo hiểm xã hội được đóng bởi cả người lao động và người sử dụng lao động theo tỷ lệ nhất định, trong đó người sử dụng lao động thường đóng phần nhiều hơn. Tuy nhiên, không rõ là liệu một người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc với thời hạn từ đủ 1 tháng tới 2 tháng (Hợp Đồng Thử Việc) có phải tuân thủ Yêu Cầu BHXH. Có nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh vấn đề này:
Một mặt, có quan điểm cho rằng không phải đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc bởi vì:
· Bên cạnh việc đưa ra các quy định riêng cho Hợp Đồng Thử Việc, Bộ Luật Lao Động 2014 không yêu cầu Hợp Đồng Thử Việc phải có nội dung về bảo hiểm xã hội như các hợp đồng lao động khác. Theo quy định tại Điều 22 của Bộ Luật Lao Động 2014, Hợp Đồng Thử Việc không được phân loại là một loại hợp đồng lao động. Vì vậy, có thể cho rằng Hợp Đồng Thử Việc không được coi là hợp đồng lao động và Yêu Cầu BHXH không được áp dụng;
· Do Hợp Đồng Thử Việc không phải là hợp đồng lao động, nhiều khả năng Yêu Cầu BHXH chỉ áp dụng đối với trường hợp hợp đồng lao động có nội dung về thử việc, và khi người lao động vượt qua thời gian thử việc theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động đó; và
· Trong một Công Văn vào tháng 8 năm 2017, Bảo Hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh đã xác nhận rằng người lao động làm việc theo Hợp Đồng Thử Việc không phải tuân thủ Yêu Cầu BHXH. Tuy nhiên, câu chữ của công văn này cũng chỉ ra rằng Hợp Đồng Thử Việc là một loại hợp đồng lao động.
Mặt khác, có quan điểm cho rằng Yêu Cầu BHXH cũng sẽ áp dụng đối với Hợp Đồng Thử Việc. Bởi vì:
· Theo quy định của Bộ Luật Lao Động 2012, hợp đồng lao động là: “sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, và các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.” Phạm vi câu chữ của định nghĩa này đủ rộng để bao gồm cả Hợp Đồng Thử Việc, loại hợp đồng thiết lập quan hệ lao động trên cơ sở thử việc; và
· Trong khi Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014 không làm rõ “hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ một tháng đến dưới ba tháng” là loại hợp đồng gì, câu chữ của quy định này liên quan tới thời hạn của hợp đồng lao động chỉ ra rằng Yêu Cầu BHXH cũng áp dụng với người lao động làm việc theo Hợp Đồng Thử Việc.
Bài viết được đóng góp bởi Nguyễn Hoàng Dương, luật sư tập sự tại Venture North Law.