So Sánh Quy Tắc Tố Tụng Trọng Tài của VIAC và SIAC

Dưới đây là bảng so sánh các điểm khác nhau giữa Quy tắc tố tụng trọng tài tại Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam (VIAC) và Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Singapore (SIAC). Bài viết được thực hiện bởi Hà Kiều Anh và Lê Đỗ Hồng Vân. Bản pdf của bài viết có thể tải về tại Đây.

No.

Issue

VIAC

SIAC

1.

Cơ cấu tổ chức

1.1.       VIAC có một Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch do các trọng tài viên bầu với nhiệm kỳ 4 năm.[1]

1.2.       Chủ tịch VIAC có thẩm quyền chỉ định một Thư ký Thường trực của VIAC.[2] Vai trò của thư ký chỉ được quy định chung là thực hiện các công việc theo Quy Tắc VIAC và quy định của VIAC. Tuy nhiên, Quy Tắc VIAC thì không quy định cụ thể vai trò của Thư ký và các quy định khác của VIAC thì không được công khai.

1.3.       Trong quá trình tố tụng, thẩm quyền của VIAC được quy định chung chung, mà không quy định cụ thể cá nhân, chức vụ nào sẽ đưa ra các quyết định thuộc thẩm quyền của VIAC.

1.4.       SIAC có một Chánh Tòa, các Phó Chánh Tòa, Tổng Thư Ký và các Phó Tổng Thư Ký.[3]

1.5.       Quy Tắc SIAC có quy định rõ ràng hơn về vị trí của Chánh Tòa và Tổng Thư Ký trong quá trình diễn ra tố tụng. Mặc dù vậy, vẫn còn một số quy định chỉ ghi chung chung mà không chỉ rõ cụ thể cá nhân, chức vụ nào sẽ đưa ra quyết định.[4]

2.

Bản quy tắc tố tụng hiện hành

2.1.       Bản quy tắc tố tụng hiện hành của VIAC là Quy Tắc VIAC 2016. [5] Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, Quy Tắc VIAC 2017 có hiệu lực áp dụng từ ngày 1 tháng 3 năm 2017.[6]

2.2.       Bản quy tắc tố tụng hiện hành của SIAC là Quy Tắc SIAC 2017. [7] Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, Quy Tắc SIAC 2016 có hiệu lực áp dụng từ ngày 1 tháng 8 năm 2016.[8]

3.

Tài liệu hướng dẫn thực hiện

3.1.       Không có tài liệu hướng dẫn thực hiện.

3.2.       Có tài liệu hướng dẫn thực hiện. Tài liệu hướng dẫn thực hiện là các hướng dân của Tổng Thư Ký của Tòa Trọng Tài SIAC ban hành tại từng thời điểm để bổ sung, điều chỉnh và thực hiện Quy Tắc SIAC 2016.[9]

4.

Thông báo, tính thời hạn

4.1.       Thông báo, tài liệu do một bên gửi tới VIAC phải đủ số bản để Trung tâm gửi tới thành viên của HĐTT mỗi người một bản, tới bên kia một bản và lưu một bản.[10]

4.2.       Thông báo, tài liệu được coi là đã nhận vào (1) ngày các bên đã nhận; hoặc (2) ngày giao nếu thông báo, tài liệu được gửi phù hợp với Điều 3.2 Quy Tắc VIAC 2017 (Ngày Nhận).

4.3.       Thời hạn sẽ được tính từ ngày tiếp theo của Ngày Nhận.[11] Không có quy định về cách tính thời gian theo múi giờ.

4.4.       Các bên sẽ nộp cho Tổng Thư Ký một bản sao thông báo, văn thư giao dịch hoặc đề nghị.[12]

4.5.       Thông báo, văn thư giao dịch hoặc đề nghị được coi là đã nhận vào ngày giao theo Điều 2.1 Quy Tắc SIAC 2016 (Ngày Nhận).

4.6.       Thời hạn sẽ được tính từ ngày tiếp theo của Ngày Nhận và, nếu Tổng Thư Ký hoặc HĐTT không có quyết định khác, được tính theo Thời gian Tiêu Chuẩn Singapore (GMT +8).[13]

4.7.       Trừ khi được quy định tại bộ quy tắc này, Tổng thư ký có thể kéo dài hoặc rút ngắn các thời hạn được quy định trong bộ quy tắc này tại bất kỳ một thời điểm nào.[14]

5.

Bắt đầu tố tụng trọng tài

5.1.       Tại VIAC, tố tụng trọng tài bắt đầu từ ngày VIAC nhận được Đơn Khởi Kiện của Nguyên Đơn.[15] Thỏa thuận trọng tài và các tài liệu liên quan được đính kèm theo  Đơn Khởi Kiện.[16]

5.2.       Nội dung của Đơn Khởi Kiện gồm có:

5.2.1.    Ngày làm đơn;

5.2.2.    Tên và địa chỉ của các bên;

5.2.3.    Tóm tắt nội dung của vụ tranh chấp;

5.2.4.    Cơ sở khởi kiện;

5.2.5.    Trị giá của vụ tranh chấp và yêu cầu khởi kiện khác;

5.2.6.    Chỉ định trọng tài viên hoặc yêu cầu VIAC chỉ định;

5.2.7.    Chữ ký xác nhận của Nguyên Đơn.

5.3.       Trừ khi các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Trung tâm nhận được Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài, các tài liệu khác có liên quan và phí trọng tài theo quy định tại Điều 35 của Quy tắc này, Trung tâm gửi tới Bị đơn Thông báo, Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu khác có liên quan. ( Điều 8 Quy Tắc VIAC 2017)[17]

5.4.       Trong vòng 10 ngày kể từ ngày VIAC nhận được Đơn Khởi Kiện, thỏa thuận trọng tài, các tài liệu khác có liên quan và phí trọng tài, VIAC gửi cho Bị Đơn Thông Báo, Đơn Khởi Kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu khác có liên quan.[18]

5.5.       Tại SIAC, tố tụng trọng tài bắt đầu bằng việc Nguyên Đơn nộp Thông Báo Trọng Tài cho Tổng Thư Ký.[19] Thông Báo Trọng Tài bao gồm  một bản sao của thỏa thuận trọng tài và tài liệu khác (xem 5.6).[20] Thông Báo Trọng Tài có thể bao gồm Đơn Khởi Kiện.

5.6.       Nội dung của Thông Báo Trọng Tài gồm có:

5.6.1.    yêu cầu giải quyết bằng trọng tài;

5.6.2.    tên, các địa chỉ, các số điện thoại, các số fax và các địa chỉ thư điện tử, nếu biết, của các bên tham gia tố tụng trọng tài và những người đại diện của các bên, nếu có;

5.6.3.    dẫn chiếu tới và bản sao của thỏa thuận trọng tài;

5.6.4.    dẫn chiếu tới và bản sao của hợp đồng hoặc văn kiện khác có phát sinh vụ tranh chấp hoặc có liên quan tới vụ tranh chấp;

5.6.5.    tóm tắt nội dung vụ việc và tình tiết của vụ việc, nêu rõ yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời (nếu có), và xác định sơ bộ số tiền khiếu nại (nếu có thể);

5.6.6.    bản trình bày về phạm vi các vấn đề đưa ra xét xử tại trọng tài;

5.6.7.    số lượng trọng tài viên (nếu không được quy định trong thỏa thuận trọng tài);

5.6.8.    vấn đề đề cử trọng tài viên;

5.6.9.    ý kiến về luật áp dụng;

5.6.10.  ý kiến về ngôn ngữ;

5.6.11.  thanh toán phí nộp đơn kiện.

5.6.12.  Đơn Khởi Kiện (nếu phù hợp).

5.7.       Nếu Nguyên Đơn không nộp Đơn Khởi Kiện đính kèm Thông Báo Trọng Tài, thì Nguyên Đơn phải nộp Đơn Khởi Kiện trong một khoảng thời gian được HĐTT xác định.[21] Như vậy, theo thủ tục của SIAC thì Nguyên Đơn có thể nộp Đơn Khởi Kiện sau khi đã xác định được HĐTT và các vấn đề thủ tục bắt đầu tố tụng trọng tài khác.

5.8.       Đồng thời với việc nộp Thông Báo Trọng Tài cho Tổng Thư Ký, Nguyên Đơn phải gửi cho Bị Đơn Thông Báo Trọng Tài, và thông báo cho Tổng Thư Ký về việc đã gửi, nêu cụ thể phương thức gửi và ngày gửi.[22]

5.9.       SIAC sẽ thông báo cho các bên về việc bắt đầu tố tụng trọng tài.[23]

6.

Trả lời Thông Báo Trọng Tài

6.1.       VIAC không có thủ tục này

6.2.       Trong vòng 14 ngày kể từ khi nhận được Thông Báo Trọng Tài, Bị Đơn sẽ nộp Bản Trả Lời cho Tổng Thư Ký.[24] Bản Trả Lời bao gồm các nội dung chính sau:

6.2.1.    xác nhận hơạc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ khiếu nại, bảo gồm cả vấn đề về quyền tài phán của HĐTT;

6.2.2.    nêu tóm tắt về việc kiện ngược lại, và biện pháp khẩn cấp tạm thời, và sơ bộ số tiền kiện ngược lại (nếu có);

6.2.3.    ý kiến về các nội dung trong Thông Báo Trọng Tài;

6.2.4.    vấn đề đề cử trọng tài viên;

6.2.5.    nộp phí kiện lại (nếu có);

6.2.6.    Bản Biện Hộ hoặc Đơn Kiện Lại (nếu phù hợp).

6.3.       Bản Trả Lời của Bị Đơn có thể bao gồm cả Bản Biện Hộ và Đơn Kiện Lại.[25]

6.4.       Đồng thời với việc gửi Bản Trả Lời cho Tổng Thư ký, Bị Đơn phải gửi bản sao Bản Trả Lời cho Nguyên Đơn, và thông báo cho Tổng Thư ký về việc đã gửi, nêu cụ thể phương thức gửi và ngày gửi.[26]

7.

Trọng tài viên khẩn cấp

7.1.       Không có quy định.

7.2.       Trước khi thành lập HĐTT, một bên có thể nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời lên Tổng Thư Ký.[27] Chánh tòa SIAC có thể chỉ định một Trọng Tài Viên Khẩn Cấp để giải quyết đơn yêu cầu đó.[28]

8.

Thủ tục rút gọn

8.1.       Th tc rút gn được áp dng nếu các bên có tha thun áp dng[29]

8.2.       Thủ tục rút gọn được áp dụng một số quy định như sau:[30]

8.2.1.    VIAC hoặc HĐTT có thẩm quyền rút ngắn bất kỳ thời hạn nào;

8.2.2.    HĐTT gồm 1 trọng tài viên, trừ khi các bên thỏa thuận khác;

8.2.3.    Trừ khi có một bên phản đối:

(a)        HĐTT có thể tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp mà không có sự có mặt của các bên;

(b)        HĐTT có thể tiến hành phiên hợp giải quyết tranh chấp bằng hình thức teleconference, video-conference hoặc hình thức thích hợp khác.

8.2.4.    Không có giới hạn về thời gian khi tiến hành thủ tục rút gọn.

 

8.3.       Thủ tục rút gọn được áp dụng khi (i) số tiền tranh chấp không vược quá 6,000,000 đô la Singapore; (ii) các bên thỏa thuân; hoặc (iii) trường hợp cấp bách ngoai lệ.

8.4.       Trước khi thành lập HĐTT, một bên có thể nộp lên Tổng Thư ký một bản đề nghị tiến hành thủ tục tố tụng trọng tài và gửi bản sao của đề nghị đó cho bên còn lại và thông báo cho Tổng Thư ký về việc đã gửi này.

8.5.       Sau khi xem xét ý kiến của các bên, và đã xét đến các tình tiết của vụ tranh chấp, Chánh Tòa sẽ quyết định tiến hành theo thủ tục rút gọn hay không.

8.6.       Thủ tục rút gọn được áp dụng một số quy định như sau:[31]

8.6.1.    Tổng Thư Ký có thẩm quyền rút ngắn các thời hạn;

8.6.2.    HĐTT gồm 1 trọng tài viên, trừ khi Chánh Tòa có quyết định khác;

8.6.3.    Tổng Thư Ký quyết định về việc có cần tiến hành một phiên họp hay không;

8.6.4.    Các lý do đưa ra Phán Quyết có thể theo mẫu tóm tắt, trừ khi các bên thỏa thuận không đưa ra lý do;

8.6.5.    Phán Quyết sẽ được đưa ra trong vòng 6 tháng kể từ ngày thành lập HĐTT trừ trường hợp Tổng Thư Ký quyết định kéo dài hơn.[32]

9.

Giải quyết gộp nhiều hợp đồng

9.1.       Cho phép gộp nhiều hợp đồng trong một vụ tranh chấp.[33]

9.2.       Đây là điểm tương đối giống nhau giữa VIAC và SIAC.

9.3.       Cho phép Nguyên Đơn nộp đơn để giải quyết tranh chấp liên quan đến nhiều hợp đồng thành một vụ tố tụng trọng tài và chỉ phải trả phí nộp đơn kiện duy nhất.[34]

9.4.       Thẩm quyền quyết định gộp vụ việc thuộc về SIAC.[35]

9.5.       Đây là điểm tương đối giống nhau giữa VIAC và SIAC.

10.

Phí trọng tài

10.1.     Nguyên đơn nộp đủ (i) phí cho Trọng tài viên và (ii) phí hành chính theo Biểu phí trọng tài có hiệu lực tại thời điểm nộp Đơn Khởi Kiện.[36]

10.2.     Sau khi thành lập HĐTT, HĐTT quyết định một hoặc các bên phải tạm ứng (iii) chi phí đi lại, ở và các chi phí liên quan khác.[37]

10.3.     Trong quá trình xét xử, (iv) chi phí giám định, định giá tài sản, chi phí tham vấn ý kiến của chuyên gia sẽ được xác định.[38]

10.4.     Không quy định về việc bên thứ ba tài trợ phí trọng tài.

10.5.     Nguyên đơn nộp phí nộp đơn kiện khi gửi Thông Báo Trọng Tài đến SIAC.[39]

10.6.     Nguyên Đơn nộp 50% khoản đặt cọc đối với các khoản phí trọng tài, và Bị Đơn nộp 50% còn lại.[40] Một bên được phép thanh toán toàn bộ khoản tiền đặt cọc nếu bên còn lại không thanh toán phần phải nộp của mình.[41]

10.7.     HĐTT có thể yêu cầu một bên cung cấp bảo đảm cho (i) chi phí luật sư hoặc các chi phí khác,[42] và/hoặc cho (ii) toàn bộ hoặc một phần số tiền tranh chấp.[43]

10.8.     Không quy định về việc bên thứ ba tài trợ phí trọng tài.

11.

Ngôn ngữ

11.1..    Đối vi v tranh chp không có yếu t nước ngoài, ngôn ng trng tài là tiếng Vit.[44]

11.2.     Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, HĐTT sẽ quyết định ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài.[45]

12.

Số lượng trọng tài viên

12.1.     Các bên không có thoả thuận vụ tranh chấp được giải quyết bởi hội đồng trọng tài gồm trọng tài viên duy nhẩt thì vụ tranh chấp được giải quyết bằng hội đồng trọng tài gồm 3 trọng tài viên[46]

12.2.     Trọng tài viên duy nhẩt sẽ được chỉ định trong một vụ tố tụng trọng tài theo bộ quy tắc này trừ khi các bên đã có thoả thuận khác.[47]

13.

Thành lập HĐTT

13.1.     HĐTT được thành lập trong một khoảng thời gian hạn định (tối đa 59 ngày trong trường hợp HĐTT có 3 trọng tài viên; [48] và 39 ngày trong trường hợp HĐTT có 1 trọng tài viên)[49] khi VIAC gửi Thông báo, Đơn Khởi Kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu khác cho Bị Đơn.[50]

13.2.     HĐTT gồm 1 trọng tài viên được thành lập trong vòng 21 ngày kể từ ngày Nguyên Đơn nộp Thông Báo Trọng Tài nếu các bên có thể thỏa thuận được trọng tài viên; nếu không, sau khoảng thời gian 21 ngày này Chánh Tòa sẽ chỉ định 1 trọng tài viên.[51]

13.3.     HĐTT gồm 3 thành viên sẽ được thành lập theo thỏa thuận của các bên hoặc trong thời hạn Tổng Thư Ký ấn định.[52]

13.4.     Trong trường hợp có trên hai bên tham gia tố tụng trọng tài, nếu việc đề cử trọng tài không được thực hiện trong vòng 28 ngày kể từ ngày Nguyên Đơn nộp Thông Báo Trọng Tài hoặc một thời hạn theo thỏa thuận của các bên hoặc được Tổng Thư Ký quy định, thì Chánh Tòa sẽ chỉ định trọng tài viên.

14.

Phản đối trọng tài viên

14.1.     Các bên có quyền thay đổi Trọng tài viện nếu Trọng tài viên thuộc một trong các trường hợp sau:[53]

14.1.1.  Là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên;

14.1.2.  Có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;

14.1.3.  Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất kỳ bên nào trong chính vụ tranh chấp đang được đưa ra giải quyết tại Trung tâm, trừ khi các bên có chấp thuận bằng văn bản;

14.1.4.  Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, độc lập hoặc không

khách quan;

14.1.5.  Không đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể mà các bên đã thỏa thuận;

14.1.6.  Không đáp ứng tiêu chuẩn theo pháp luật trọng tài được áp dụng.

 

14.2.     Một trọng tài viên có thể bị phản đối nếu các tình tiết thực tế có thể khiến người khác nghi ngờ chính đáng về sự không thiên vị hoặc tính độc lập của trọng tài viên đó hoặc nếu trọng tài viên đó không có tiêu chuẩn cần thiết mà các bên đã thỏa thuận.[54]

15.

Đơn Khiếu Nại/ Bản Trình Bày Khiếu Nại

15.1.     Đơn Khiếu Nại được Nguyên Đơn nộp ngay từ đầu vào thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài. (xem 5)

15.2.     Bản Trình Bày Khiếu Nại có thể được nộp kèm Thông Báo Trọng Tài (xem 5) hoặc nộp sau khi thành lập HĐTT trong thời hạn do HĐTT quyết định.[55]

16.

Bản Tự Bảo Vệ / Bản Biện Hộ

16.1. Tr khi các bên có tha thun khác về thời hạn, trong thi hn 30 ngày k t ngày tiếp theo ca ngày nhn được Thông báo, Đơn khi kin, tha thun trng tài và các tài liu khác có liên quan, B đơn phi gi ti Trung tâm Bn t bo v. Bn t bo v phải có các ni dung theo khoản 1 Điều 9 Quy Tắc VIAC 2017

16.2. Bn t bo v và các tài liu có liên quan phi được gi đủ s bn theo quy định ti khon 1 Điu 3 ca Quy tc này.

16.3.     T tng trng tài vn được tiến hành kể cả khi B đơn không gi Bn t bo vệ.[56]

16.4.     Bản Biện Hộ có thể được nộp kèm Trả Lời Thông Báo Trọng Tài (xem 6) hoặc nộp sau khi thành lập HĐTT trong thời hạn do HĐTT quyết định.[57]

17.

Đơn Kiện Lại/ Bản Trình Khiếu Nại Ngược Lại (Counter Claim)

17.1.     Đơn Kiện Lại độc lập với Bản Tự Bảo Vệ.[58]

17.2.     Đơn Kiện Lại được gửi tới VIAC cùng thời điểm gửi Bản Tự Bảo Vệ.[59]

17.3.     Bị Đơn phải trình bày tóm tắt mô tả tính chất và tình tiết của Bản Trình Khiếu Nại Ngược Lại trong Bản Trả Lời Thông Báo Trọng Tài.[60]

17.4.     Bản Trình Khiếu Nại Ngược Lại có thể gửi kèm Bản Trả Lời Thông Báo Trọng Tài[61] hoặc theo thời hạn do HĐTT quyết định.[62]

18.

Bác đơn ngày từ đầu

18.1.     Không có quy định.

18.2.     Một bên có thể đề nghị HĐTT bác đơn khiếu nại hoặc bản biện hộ ngay từ đầu trên cơ sở:[63]

18.2.1.  không có giá trị pháp lý;

18.2.2.  không thuộc quyền tài phán của HĐTT.

19.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời

19.1.     Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được liệt kê trong một danh sách đóng.[64]

 

19.2.     HĐTT có thể cân nhắc áp dụng một biện pháp khẩn cấp tạm thời mà HĐTT cho là phù hơp.[65]

20.

Thẩm quyền của HĐTT

20.1.     Ngoài các nội dung đã nêu tại bảng so sánh này, HĐTT có thẩm quyền:

20.1.1.  xác minh sự việc; [66]

20.1.2.  thu thập chứng cứ;[67]

20.1.3.  triệu tập người làm chứng.[68]

20.2.     Không có điều khoản rõ ràng về thẩm quyền xác định việc chấp nhận, tính liên quan, trọng lượng của bằng chứng hoặc phương thức hỏi người làm chứng và chuyên gia

 

20.3.     Ngoài các nội dung đã nêu tại bảng so sánh này, HĐTT có thẩm quyền sau:

20.3.1.  xác định việc chấp nhận, tính liên quan, trọng lượng của bằng chứng hoặc phương thức hỏi người làm chứng;[69]

20.3.2.  xác định việc chấp nhận, tính liên quan, trọng lượng của bằng chứng hoặc phương thức hỏi chuyên gia;[70]

20.3.3.  HĐTT có các quyền bổ sung được liệt kê cụ thể tại Điều 27 Quy Tắc SIAC.

21.

Phiên họp giải quyết tranh chấp

21.1.     Thời gian và nơi tiến hành phiên họp do HĐTT quyết định.

21.2.     Trung tâm gửi giấy triệu tập tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp chậm chất là 15 ngày trước ngày mở phiên họp, trừ khi các bên có thoả thuận khác.[71]

 

21.3.     HĐTT sẽ tiến hành cuộc họp sơ bộ với các bên để thảo luận thủ tục thích hợp  và hiệu quả cho vụ tranh chấp.[72]

21.4.     HĐTT sẽ mở phiên họp giải quyết tranh chấp theo quyết định của chính HĐTT hoặc theo yêu cầu của một bên, trừ khi:[73]

21.4.1.  Các bên có thể thỏa thuận về việc chỉ xét trên hồ sơ; hoặc

21.4.2.  Được quy định tại Quy Tắc SIAC.

22.

Kết thúc tố tụng

22.1.     Kết thúc tố tụng trọng tài khi kết thúc phiên họp cuối cùng do HĐTT tuyên bố.[74]

22.2.     Kết thúc tố tụng trọng tài khi HĐTT tuyên bố chấm dứt thủ tục tố tụng.[75]

23.

Phán quyết của Hội đồng trọng tài

23.1.     Phán quyết của HĐTT được lập theo nguyên tắc đa số, nếu không đạt được đa số, phán quyết trọng tài được quyết định bằng Chủ tịch HĐTT.

23.2.     Phán quyết của HĐTT được lập trong 30 ngày kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng, phải được gửi tới VIAC ngay sau ngày lập.[76]

23.3.     Trước khi phán quyết được đưa ra, HĐTT có thể mở lại thủ tục tố tụng.[77]

23.4.     HĐTT gửi dự thảo phán quyết cho SIAC muộn nhất 45 ngày sau ngày HĐTT tuyên bố chấm dứt thủ tục tố tụng. SIAC có thể đề xuất sửa đổi hình thức của phán quyết và cũng có thể lưu ý HĐTT về các điểm trong nội dung mà không làm ảnh hướng tới quyền tự do của HĐTT trong việc quyết định tranh chấp. HĐTT sẽ không ra bất kỳ phán quyết nào cho tới khi SIAC đã chấp nhận hình thức phán quyết.[78]

 



[1] Điều 5 Điều Lệ VIAC ban hành kèm theo Quyết định 204 của Thủ tướng Chính phủ ngày 28 tháng 4 năm 1993 (Điều Lệ VIAC).

[2] Điều 5 Điều Lệ VIAC.

[3] Điều 1.3 Quy Tắc SIAC 2016.

[4] Điều 6, 7, 8, 15, 16, 28 Quy Tắc SIAC 2016.

[6] Điều 1.2 Quy Tắc VIAC 2017

[8] Điều 1.2 Quy Tắc SIAC 2016

[9] Điều 1.3 Quy Tắc SIAC 2016.

[10] Điều 3.1 Quy Tắc VIAC 2017.

[11] Điều 3.3 Quy Tắc VIAC 2017.

[12] Điều 2.1 Quy Tắc SIAC 2016

[13] Điều 2.3 Quy Tắc SIAC 2016.

[14] Điều 2.6 Quy Tắc SIAC 2016.

[15] Điều 5 Quy Tắc VIAC 2017.

[16] Điều 7.3 Quy Tắc VIAC 2017.

[18] Điều 8 Quy Tắc VIAC 2017.

[19] Điều 3.1 Quy Tắc SIAC 2016.

[20] Điều 3.1 Quy Tắc SIAC 2016.

[21] Điều 20.2 Quy Tắc SIAC 2016.

[22] Điều 3.3. Quy Tắc SIAC 2016.

[23] Điều 3.3. Quy Tắc SIAC 2016.

[24] Điều 4.1. Quy Tắc SIAC 2016.

[25] Điều 4.2 Quy Tắc SIAC 2016.

[26] Điều 4.2 và 4.3 Quy Tắc SIAC 2016.

[27] Điều 30.2 và Phụ lục 1 của Quy Tắc SIAC 2016.

[28] Điều 2 Phụ lục 1 của Quy Tắc SIAC 2016.

[29] Điều 37.1 Quy Tắc VIAC 2017

[30] Điều 37.2 Quy Tắc VIAC 2017

[31] Điều 5.2 Quy Tắc SIAC 2016.

[32] https://www.siac.org.sg/our-rules/rules/siac-rules-2016#siac_rule5

[33] Điều 6 Quy Tắc VIAC 2017

[34] Điều 6.1, 6.2 Quy Tắc SIAC 2016.

[35] Điều 6.3 Quy Tắc SIAC 2016.

[36] Điều 34.1, 34.2, và 35.1 Quy Tắc VIAC 2017.

[37] ĐIều 34.3, và 35.2 Quy Tắc VIAC 2017.

[38] Điều 34.4 và 35.4 Quy Tắc VIAC 2017.

[39] Điều 3.1(k) Quy Tắc SIAC 2016.

[40] Điều 34.2 Quy Tắc SIAC 2016.

[41] Điều 34.5 Quy Tắc SIAC 2016.

[42] Điều 27(j) Quy Tắc SIAC 2016.

[43] Điều 27(k) Quy Tắc SIAC 2016.

[44] Điều 23.1 Quy Tắc VIAC 2017.

[45] Điều 22 Quy Tắc SIAC 2016.

[46] Điều 11 Quy Tắc VIAC 2017

[47] Điều 9.1 Quy Tắc SIAC 2016

[48] 30 ngày (kể từ khi VIAC gửi Thông Báo, Đơn Khởi Kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu khác cho Bị Đơn) + 7 ngày tiếp theo (để Chủ tịch VIAC chỉ định trọng tài viên thay cho bị đơn (nếu Bị Đơn không chỉ định)) + 15 ngày tiếp theo (để 2 trọng tài viên chỉ định 1 trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch HĐTT) + 7 ngày tiếp theo (để Chủ tịch VIAC chỉ định trong tài viên thứ ba làm Chủ tịch HĐTT nếu 2 trọng tài viên đã được chỉ định không thể chọn ra trọng tài viên thứ ba)

[49] 30 ngày (kể từ khi VIAC gửi Thông Báo, Đơn Khởi Kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu khác cho Bị Đơn) + 7 ngày tiếp theo (để Chủ tịch VIAC chỉ định trọng tài viên nếu Nguyên Đơn và Bị Đơn không thể thống nhất chọn ra 1 trọng tài viên)

[50] Điều 12, 13 Quy Tắc VIAC 2017.

[51] Điều 10  Quy Tắc SIAC 2016.

[52] Điều 11 Quy Tắc SIAC 2016.

[53] Điều 16.3 và 17.1 Quy Tắc VIAC 2017

[54] Điều 14.1 Quy Tắc SIAC 2016.

[55] Điều 20.2 Quy Tắc SIAC 2016.

[56] Điều 9.3, 9.4 Quy Tắc VIAC 2017

[57] Điều 20.3 Quy Tắc SIAC 2016.

[58] Điều 10.1 Quy Tắc VIAC 2017.

[59] Điều 10.1 Quy Tắc VIAC 2017.

[60] Điều 4.1(b) Quy Tắc SIAC 2016. 

[61] Điều 4.2 Quy Tắc SIAC 2016

[62] Điều 20.4 Quy Tắc SIAC 2016.

[63] Điều 29.1 Quy Tắc SIAC 2016.

[64] Điều 21.1 Quy Tắc VIAC 2017.

[65] Điều 30.1 Quy Tắc SIAC 2016.

[66] Điều 18 Quy Tắc VIAC 2017

[67] Điều 19 Quy Tắc VIAC 2017

[68] Điều 20 Quy Tắc VIAC 2017

[69] Điều 25 Quy Tắc SIAC 2016.

[70] Điều 26 Quy Tắc SIAC 2016.

[71] Điều 25.2 Quy Tắc VIAC 2017.

[72] Điều 19.3 Quy Tắc SIAC 2016.

[73] Điều 24.1 Quy Tắc SIAC 2016.

[74] Điều 25.4 Quy Tắc VIAC 2017.

[75] Điều 32.1 Quy Tắc SIAC 2016.

[76] Điều 32.3 Quy Tắc VIAC 2017.

[77] Điều 32.2 Quy Tắc SIAC 2016.

[78] Điều 32.3 Quy Tắc SIAC 2016.