Nghị Định 53/2022 hướng dẫn thi hành Luật An Ninh Mạng tại Việt Nam

Vào tháng 8 năm 2022, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 53/2022 để hướng dẫn thi hành các điều khoản của Luật An Ninh Mạng 2018 (Luật ANM 2018). Chúng tôi tóm tắt một vài điểm quan trọng của Nghị Định 53/2022 như dưới đây:

  • Nội địa hóa dữ liệu: Nghị ĐỊnh 53/2022 quy định hướng dẫn chi tiết về nội địa hóa dữ liệu tại Việt Nam. Vui lòng xem bài viết riêng về vấn đề này tại Đây .

  • Sử dụng mật mã để để bảo vệ thông tin mạng: Nếu cần thiết vì lý do an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện mã hóa các thông tin không nằm trong phạm vi bí mật nhà nước trước khi tiến hành lưu trữ, truyền đưa trên mạng Internet;

  • Xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc sai sự thật trên không gian mạng: Thông tin được yêu cầu xóa bỏ bao gồm, trong số các thông tin khác, thông tin trên không gian mạng được cơ quan có thẩm quyền xác định là có nội dung xâm phạm an ninh quốc gia, tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; thông tin mà có căn cứ pháp luật xác định rằng có nội dung làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại nghiêm trọng cho hoạt động kinh tế - xã hội. Trình tự thủ tục áp dụng biện pháp nà bao gồm các bước chính, trong số các bước khác, Cục trưởng Cục An Ninh Mạng Và Phòng, Chống Tội Phạm Sử Dụng Công Nghệ Cao ban hành một quyết định áp dụng biện pháp này và gửi một yêu cầu bằng văn bản cho nhà cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet xóa bỏ các thông tin liên quan. Hướng dẫn này sẽ cung cấp căn cứ rõ ràng cho Chính Phủ để kiểm soát các thông tin chưa được kiểm chứng được lan truyển trên không gian mạng (chẳng hạn, các mạng xã hội như Facebook).

  • Thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hành vi bất hợp pháp; Nếu cần thiết để phục vụ điều tra, xử lý các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng, Cục trưởng Cục An Ninh Mạng Và Phòng, Chống Tội Phạm Sử Dụng Công Nghệ Cao sẽ quyết định áp dụng biện pháp này. Việc thu thập dữ liệu điện tử phải đảm bảo các nguyên tắc nhất định bao gồm, trong số các nguyên tắc khác, phải giữ nguyên hiện trạng của thiết bị số, dữ liệu điện tử;

  • Đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền; Nếu (i) có tài liệu chứng minh hoạt động của hệ thống thông tin là vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, an ninh mạng, hoặc (ii) hệ thống thông tin đang được sử dụng vào mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, Bộ trưởng Bộ Công An sẽ trực tiếp quyết định áp dụng biện pháp này. Trong trường hợp khẩn cấp, Cục An Ninh Mạng Và Phòng, Chống Tội Phạm Sử Dụng Công Nghệ Cao có thể trực tiếp yêu cầu cá nhân/tổ chức liên quan đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc ngừng hoạt động của hệ thống thông tin.

  • Nghị Định 53/2022 quy định về trình tự thủ tục về kiểm tra an ninh mạng đối với các hệ thống thông tin không thuộc danh mục các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

  • Nghị Định 53/2022 quy định về việc thiết lập và thẩm định, đánh giá, kiểm tra và khắc phục sự cố đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Bài viết này được thực hiện bởi Trịnh Phương Thảo và biên tập bởi Nguyễn Quang Vũ.