HẠN CHẾ MỚI VỀ CHUYỂN TIỀN MỘT CHIỀU RA NƯỚC NGOÀI

Ngày 30 tháng 12 năm 2022, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) ban hành Thông Tư 20 hướng dẫn hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức, cá nhân (Thông Tư 20/2022), có hiệu lực từ ngày 15 tháng 2 năm 2023. Trong bài viết này, chúng tôi tóm tắt một số điểm chính của Thông Tư 20/2022.

1.         Mục đích chuyển tiền được phép và hạn mức chuyển tiền

Người cư trú là tổ chức

1.1.      Lần đầu tiên NHNN cung cấp hướng dẫn chi tiết về mục đích chuyển tiền một chiều ra nước ngoài được phép và hạn mức chuyển tiền ra nước ngoài áp dụng đối với tổ chức. Nhìn chung, các tổ chức có thể chuyển tiền ra nước ngoài để (i) tài trợ, viện trợ tài chính, (ii) trả thưởng cho người không cư trú ở nước ngoài tham gia các chương trình, cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam, và (iii) các mục đích khác sử dụng nguồn tài trợ tiếp nhận của người không cư trú ở nước ngoài, bao gồm việc phân bổ tiền tài trợ cho các thành viên ở nước ngoài tham gia thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, và hoàn trả tiền tài trợ thực hiện dự án ở Việt Nam theo các cam kết, thỏa thuận với bên nước ngoài.

1.2.      Số lượng ngoại tệ cụ thể được phép chuyển sẽ căn cứ vào các chứng từ liên quan. Tuy nhiên, nếu việc chuyển tiền nhằm tài trợ, viện trợ tài chính cho các chương trình, các quỹ, dự án nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục (tài trợ học bổng) và y tế, thì số tiền chuyển mỗi lần sẽ bị giới hạn ở mức 50.000 USD (hoặc một số tiền tương đương bằng ngoại tệ khác). Thông Tư 20/2022 không áp đặt bất kỳ giới hạn cụ thể nào cho các mục đích còn lại.

Người cư trú là cá nhân

1.3.      Bảng dưới đây trình bày các mục đích và hạn mức mà một người cư trú là cá nhân có thể chuyển ra nước ngoài:

Các mục đích được phép

Hạn mức chuyển tiền ra nước ngoài

Nhận xét

1.3.1.      Học tập, chữa bệnhnước ngoài

1.3.2.      Căn cứ vào các chi phí tại thông báo của phía nước ngoài; hoặc

1.3.3.      Trong trường hợp không thông báo trên, căn cứ vào nhu cầu hợp của nhân mục đích phù hợp, ngân hàng sẽ quyết định không vượt quá thu nhập bình quân đầu người (GDP bình quân đầu người) của nước nơi người được trợ cấp đang sinh sống (cập nhật hàng năm) (xem 1.4).

Hạn mức này ràng hơn cao hơn so với hạn mức quy định tại Thông 20/2011.[1] Thông 20/2011 giới hạn một nhân được mua tối đa 100 USD/1 người/1 ngày hoặc các loại ngoại tệ khác giá trị tương đương trong thời gian lưu trúnước ngoài 10 ngày.

1.3.4.      Đi công tác, du lịch, thăm viếngnước ngoài

Căn cứ vào nhu cầu hợp của nhân nhưng không được vượt quá GDP bình quân đầu người của nước nơi người được trợ cấp đang sinh sống (cập nhật hàng năm).

1.3.5.      Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài

Căn cứ vào các chi phí tại thông báo của phía nước ngoài

 

1.3.6.      Trợ cấp cho nhân thân đangnước ngoài

1.3.7.      Trên sở nhu cầu hợp của nhân phù hợp với mục đích hỗ trợ chi phí sinh hoạt, ổn định cuộc sống của người được trợ cấpnước ngoài;

1.3.8.      Không được vượt quá GDP bình quân đầu người của nước nơi người được trợ cấp đang sinh sống (cập nhật hàng năm) (xem 1.4).

Các quy định này chặt chẽ hơn so với Thông 20/2011. Cụ thể, Thông 20/2011 chỉ quy định nhân thể mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép cho các mục đích 1.3.5 1.3.13 tùy thuộc vào khả năng cân đối nguồn ngoại tệ tiền mặt của tổ chức tín dụng được phép.

 

 

 

1.3.9.      Chuyển tiền trong trường hợp thừa kế

Căn cứ vào giá trị tài sản người hưởng thừa kế được hưởng

1.3.10.    Chuyển tiền trong trường hợp định

1.3.11.    Căn cứ vào giá trị tài sản của người đi định được hình thành tại Việt Nam trước khi nhập quốc tịch nước ngoài hoặc trước khi được phép trúnước ngoài.

1.3.12.    Đối với chi phí xuất nhập cảnh, số tiền chuyển căn cứ vào mức chi phí ghi trong thông báo của nước ngoài.

1.3.13.    Chuyển tiền một chiều để đáp ứng các nhu cầu hợp pháp khác

Thông 20/2022 không quy định về mục đích hạn mức chuyển nhượng này.

Trong trường hợp không hướng dẫn như vậy, Điều 9.2 16.2(b) dường như cho thấy rằng việc chuyển tiền sẽ phải tuân theo các quy tắc chính sách nội bộ của ngân hàng liên quan đối với các mục đích hợp pháp được phép hạn mức chuyển tiền.

 



[1]Thông Tư 20 của NHNN ngày 29 tháng 8 năm 2011 về mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân và tổ chức tín dụng được phép ( Thông Tư 20/2011 ) được thay thế bởi Thông Tư 20/2022.

1.4.        Dưới đây là GDP bình quân đầu người tính bằng USD cho năm 2021, là thông tin mới nhất được công bố trên trang web của Ngân Hàng Thế Giới, của một số quốc gia:

Quốc gia

GDP bình quân đầu người (USD) - 2021

Hoa Kỳ

70.248,6

Úc

60.443,1

Canada

51.987,9

Đức

51.203,6

Trung Quốc

12.556,3

Singapore

72.794

 

2.         Nguồn tiền

2.1.      Ngoại tệ chuyển ra nước ngoài của tổ chức phải từ một trong các nguồn sau: (i)ngoại tệ trên tài khoản thanh toán; (ii) tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ; hoặc (iii) ngoại tệ mua của ngân hàng được phép.

2.2.      Nguồn ngoại tệ sử dụng để chuyển ra nước ngoài của cá nhân bao gồm (i)các nguồn nêu trên, (ii) ngoại tệ tiết kiệm và (iii) nguồn ngoại tệ tự có.

3.         Hướng dẫn thêm về thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác

3.1.      Thông Tư 20/2022 làm rõ thêm “việc thanh toán và chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác” của tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 4.6(g) Pháp Lệnh Ngoại Hối 2005 bao gồm các giao dịch thanh toán liên quan đến:

3.1.1.   hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế như tạm nhập/tạm xuất, tái xuất, tái nhập, quá cảnh, đại lý mua bán hàng hóa, gia công hàng hóa, mua bán hàng hóa qua Sở Giao Dịch Hàng Hóa;

3.1.2.   đóng góp bảo hiểm xã hội và chi trả bảo hiểm xã hội;

3.1.3.   đóng phí bảo hiểm/tái bảo hiểm, chi trả bồi thường và quyền lợi bảo hiểm, v.v.;

3.1.4.   quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc trọng tài; hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam; và

3.1.5.   các khoản tiền phạt, bồi thường do làm hư hỏng tài sản, gây thương tích mà chưa được bảo hiểm chi trả.

Bài viết này được viết bởi Nguyễn Thục Anh và được biên tập bởi Hoàng Thị Thanh Thùy.