Thông Tư Mới về Quản Lý Rủi Ro Môi Trường trong Hoạt Động Cho Vay của Các Ngân Hàng tại Việt Nam
Ngày 23 tháng 12 năm 2022, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông Tư 17/2022 quy định về quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng. Thông tư 17/2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm2023. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến những điểm chính của Thông tư 17/2022.
1) Phạm vi áp dụng. Tổ chức tín dụng sẽ phải quản lý rủi ro môi trường nếu cho vay các dự án đầu tư sau:
· các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao;
· các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường; và
· các dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
Các dự án cụ thể được quy định lần lượt tại Phụ Lục III, IV và V của Nghị Định 8/2022.
Rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng là rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng phát sinh khi khách hàng được cấp tín dụng gặp rủi ro về môi trường.
2) Nguyên tắc quản lý rủi ro môi trường. Nguyên tắc quản lý rủi ro về môi trường áp dụng đối với hoạt động cấp tín dụng như sau:
· Quản lý rủi ro về môi trường phải phù hợp với quy định về cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng;
· Tổ chức tín dụng phải đánh giá rủi ro về môi trường để xác định rủi ro tín dụng, điều kiện cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng;
· Tổ chức tín dụng có thể tự mình thực hiện đánh giá rủi ro về môi trường hoặc [sử dụng kết quả đánh giá rủi ro của] thuê bên thứ ba đủ điều kiện hoặc tổ chức tín dụng khác;
· Khi đánh giá rủi ro về môi trường, tổ chức tín dụng phải thỏa thuận với khách hàng vay các biện pháp giảm thiểu rủi ro về môi trường; và
· Khách hàng vay phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý rủi ro về môi trường của tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đã cung cấp.
3) Quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường áp dụng đối với hoạt động cấp tín dụng
Tổ chức tín dụng phải xây dựng quy định nội bộ để quản lý rủi ro về môi trường theo hướng (i) lồng ghép với quy định nội bộ hiện hành về cấp tín dụng và quy định nội bộ về kiểm soát nội bộ hoặc (ii) xây dựng quy định nội bộ độc lập.
Bài viết này được thực hiện bởi Nguyễn Thu Giang và được biên tập bởi Nguyễn Quang Vũ.