Ủy quyền của ĐHĐCĐ cho HĐQT theo pháp luật Việt Nam

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, không rõ liệu Đại Hội Đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ) của một công ty cổ phần (CTCP) có được phép ủy quyền (hoặc giao phó) quyền lực của mình cho Hội Đồng Quản Trị hay không hoặc phạm vi mà ĐHĐCĐ có thể ủy quyền quyền lực của mình cho Hội Đồng Quản Trị, nếu có thể làm như vậy. Cụ thể:

· Điều 15.4 của Nghị Định 156/2020 quy định hình phạt đối với Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị nếu người này không báo cáo với ĐHĐCĐ về việc thực hiện nghị quyết của ĐHĐCĐ, trừ trường hợp được ĐHĐCĐ uỷ quyền. Quy định này hàm ý rằng ĐHĐCĐ của một CTCP đại chúng có thể ủy quyền cho Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị được thay đổi các vấn đề đã được ĐHĐCĐ quyết định. Có thể lập luận rằng, nếu ĐHĐCĐ có thể uỷ quyền cho chủ tịch Hội Đồng Quản Trị thì ĐHĐCĐ có thể uỷ quyền cho Hội Đồng Quản Trị.

Thời điểm hoàn thành việc tách một công ty Việt Nam

Trong trường hợp tách một công ty, Luật Doanh Nghiệp 2020 không quy định rõ khi nào thì việc tách công ty mới khỏi một công ty bị tách (hoặc công ty hiện hữu) được coi là hoàn thành hợp pháp. Tuy nhiên, có vẻ như việc tách công ty có thể được coi là hoàn thành khi (1) giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới của công ty mới được cấp, và (2) tài sản và nghĩa vụ của công ty hiện hữu được chuyển sang công ty mới theo quyết định tách công ty của chủ sở hữu/cổ đông của công ty hiện hữu. Điều này là do Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định:

Căn cứ hủy niêm yết không rõ ràng đối với các công ty niêm yết tại Việt Nam

Theo Nghị Định 155/2020, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2022, một công ty niêm yết sẽ bị hủy bỏ niêm yết nếu tổ chức kiểm toán của công ty có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với các báo cáo tài chính của công ty đó trong ba năm liên tiếp. Đây là một căn cứ hủy bỏ niêm yết mới. Mới đây, Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HSX) đã quyết định hủy bỏ niêm yết một Công Ty mà kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính đã được kiểm toán của công ty năm 2019, 2020, và 2021. Quyết định hủy bỏ niêm yết của HSX làm phát sinh một số vấn đề. Cụ thể,

Danh sách những người có liên quan của công ty cổ phần Việt Nam được mở rộng?

Khi xác định ai là người có liên quan của công ty cổ phần chưa đại chúng (CTCP), như một thông lệ, mọi người sẽ xem Điều 4.23 của Luật Doanh Nghiệp 2020. Điều 4.23 liệt kê những người có liên quan của một công ty. Tuy nhiên, Điều 167.1 Luật Doanh Nghiệp 2020 về giao dịch của các bên liên quan (GDLQ) áp dụng cho CTCP cho thấy rằng danh sách những người có liên quan theo Điều 4.23 có thể không đầy đủ.

Điều 167.1 quy định rằng: Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua hợp đồng và giao dịch giữa CTCP và “những người có liên quan sau đây”: