Nghĩa vụ của công ty Việt Nam đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng trong khi chờ xác nhận đăng ký của UBCKNN

Một công ty Việt Nam đáp ứng các điều kiện là công ty đại chúng nhưng chưa đăng ký công ty đại chúng với Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN) có thể không cần tuân thủ các nghĩa vụ của công ty đại chúng theo pháp luật Việt Nam.

Theo Luật Chứng Khoán 2019, công ty đại chúng là công ty cổ phần đáp ứng các điều kiện sau (Điều Kiện Bắt Buộc):

· có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên, và

· có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ.

Luật Chứng Khoán 2019 cũng quy định:

Một công ty cổ phần Việt Nam quy mô nhỏ có thể hoạt động mà không có ban kiểm soát và thành viên hội đồng quản trị độc lập không?

Điều 137 của Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định một công ty cổ phần (CTCP) có thể tự quyết định tổ chức hoạt động và quản lý theo hai mô hình dưới đây:

  • Mô Hình 1: Đại Hội Đồng Cổ Đông, Hội Đồng Quản Trị, Ban Kiểm Soát và tổng giám đốc; và

  • Mô Hình 2: Đại Hội Đồng Cổ Đông, Hội Đồng Quản Trị với ít nhất 20% số thành viên là thành viên hội đồng quản trị độc lập và tổng giám đốc.

Ủy quyền của ĐHĐCĐ cho HĐQT theo pháp luật Việt Nam

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, không rõ liệu Đại Hội Đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ) của một công ty cổ phần (CTCP) có được phép ủy quyền (hoặc giao phó) quyền lực của mình cho Hội Đồng Quản Trị hay không hoặc phạm vi mà ĐHĐCĐ có thể ủy quyền quyền lực của mình cho Hội Đồng Quản Trị, nếu có thể làm như vậy. Cụ thể:

· Điều 15.4 của Nghị Định 156/2020 quy định hình phạt đối với Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị nếu người này không báo cáo với ĐHĐCĐ về việc thực hiện nghị quyết của ĐHĐCĐ, trừ trường hợp được ĐHĐCĐ uỷ quyền. Quy định này hàm ý rằng ĐHĐCĐ của một CTCP đại chúng có thể ủy quyền cho Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị được thay đổi các vấn đề đã được ĐHĐCĐ quyết định. Có thể lập luận rằng, nếu ĐHĐCĐ có thể uỷ quyền cho chủ tịch Hội Đồng Quản Trị thì ĐHĐCĐ có thể uỷ quyền cho Hội Đồng Quản Trị.

Thời điểm hoàn thành việc tách một công ty Việt Nam

Trong trường hợp tách một công ty, Luật Doanh Nghiệp 2020 không quy định rõ khi nào thì việc tách công ty mới khỏi một công ty bị tách (hoặc công ty hiện hữu) được coi là hoàn thành hợp pháp. Tuy nhiên, có vẻ như việc tách công ty có thể được coi là hoàn thành khi (1) giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới của công ty mới được cấp, và (2) tài sản và nghĩa vụ của công ty hiện hữu được chuyển sang công ty mới theo quyết định tách công ty của chủ sở hữu/cổ đông của công ty hiện hữu. Điều này là do Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định: