Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm

Theo Thông Tư 03 của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam ngày 26 tháng 02 năm 2016 hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, như được sửa đổi (Thông Tư 03/2016), nhập khẩu hàng hóa trả chậm là một trong các hình thức vay nước ngoài (“khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm”).

Định nghĩa

Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm được định nghĩa là khoản nhập khẩu hàng hóa có ngày rút vốn đầu tiên trước ngày thanh toán cuối cùng, trong đó,

· Ngày rút vốn là (i) ngày thứ bốn mươi lăm kể từ ngày hoàn thành kiểm tra ghi trên tờ khai hải quan trong trường hợp ngân hàng của bên vay không yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải; hoặc (ii) ngày thứ chín mươi kể từ ngày phát hành chứng từ vận tải trong trường hợp ngân hàng của bên vay yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải.

Khả năng áp dụng Luật Phòng, Chống Rửa Tiền (PCRT) của Việt Nam đối với các tổ chức tài chính nước ngoài

Theo Luật PCRT 2012, một chủ thể sẽ phải tuân thủ yêu cầu thực hiện quy trình Nhận Biết Khách Hàng (KYC) hoặc nộp các báo cáo về PCRT cho NHNN nếu chủ thể đó, bên cạnh các chủ thể khác, là một tổ chức tài chính “được cấp giấy phép” để thực hiện một hoặc một số dịch vụ hoặc hoạt động tài chính. Trong Luật PCRT 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành, không rõ thuật ngữ “được cấp giấy phép” ở trên dùng để chỉ các tổ chức tài chính được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép, hay cũng bao gồm cả tổ chức tài chính nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp giấy phép. Tuy nhiên, việc giải thích theo cách đầu tiên là hợp lý vì:

· theo pháp luật Việt Nam, một tổ chức chỉ có thể cung cấp dịch vụ tài chính được quy định trong Luật PCRT 2012 tại Việt Nam nếu tổ chức đó có giấy phép từ một cơ quan có thẩm quyền phù hợp của Việt Nam (ví dụ: NHNN, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước, Bộ Tài Chính);

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MUA BÁN NỢ

1. Hiện nay, hoạt động mua bán nợ của các chủ thể không phải tổ chức tín dụng (TCTD) không phải là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Cụ thể, Luật Đầu Tư của Quốc Hội ngày 17 tháng 6 năm 2020 (Luật Đầu Tư 2020) đã loại bỏ ngành nghề “kinh doanh dịch vụ mua bán nợ” ra khỏi danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Theo thuyết minh của ban soạn thảo Luật Đầu Tư 2020 , chủ thể của giao dịch mua bán nợ có thể là bất kỳ chủ thể kinh doanh nào, dịch vụ mua bán nợ chỉ là dịch vụ hỗ trợ, thúc đẩy các giao dịch mua bán nợ và hệ thống pháp luật về dân sự, thương mại liên quan tới hoạt động mua bán hiện tại đã đủ cơ sở pháp lý để điều chỉnh giao dịch mua bán nợ cũng như các giao dịch hỗ trợ mua bán nợ (http://vibonline.com.vn/wp-content/uploads/2019/10/4._Thuyet_minh_du_thao_Luat.pdf).

Nghị Định mới về biện pháp bảo đảm ở Việt Nam

Ngày 19 tháng 3 năm 2021, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 21 hướng dẫn Bộ Luật Dân Sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (Nghị Định 21/2021). Nghị Định 21/2021 thay thế Nghị Định 163 của Chính Phủ ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm (Nghị Định 163/2006) từ ngày 15/5/2021.

Quyền tự do thỏa thuận của các bên

Nghị Định 21/2021 dường như cho phép các bên trong giao dịch bảo đảm thỏa thuận bất kỳ vấn đề gì liên quan đến giao dịch bảo đảm miễn là thỏa thuận đó tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Bộ Luật Dân Sự 2015, không vi phạm các điều kiện để giao dịch có hiệu lực, không vi phạm giới hạn thực hiện quyền dân sự theo quy định của Bộ Luật Dân Sự 2015 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.