Xác Định Giá Phát Điện Cho Các Dự Án Nhiệt Điện Than và Khí Thiên Nhiên Hóa Lỏng Theo Thông Tư 57/2020

1.         Giới thiệu

1.1.        Vào ngày 31 tháng 12 năm 2020, Bộ Công Thương (BCT) đã ban hành Thông Tư 57/2020 quy định phương pháp xác định giá phát điện và Hợp Đồng Mua Bán Điện . Thông Tư 57/2020 thay thế cho Thông Tư 56/2014 kể từ ngày 22 tháng 02 năm 2021.

1.2.         Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tóm tắt và nhận xét về cách tính giá của hợp đồng mua bán điện  theo Thông Tư 57/2020 (Hợp Đồng Mua Bán Điện Mẫu) giữa Đơn vị phát điện sở hữu Nhà máy điện (IPP) là bên bán và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là bên mua.

Vui lòng tải xuống phiên bản pdf tại Đây. Bài viết này được thực hiện bởi Nguyễn Hoàng Duy và biên tập bởi Nguyễn Quang Vũ.

Việc thi hành thỏa thuận về bồi thường thiệt hại định trước theo quy định của pháp luật Việt Nam

Tóm tắt. Pháp luật Việt Nam không có một khái niệm rõ ràng về bồi thường thiệt hại ấn định trước. Có những quy định pháp luật hỗ trợ tốt cho việc áp dụng bồi thường thiệt hại ấn định trước. Tuy nhiên, do thiếu căn cứ pháp lý rõ ràng về bồi thường thiệt hại ấn định trước nên dường như trên thực tế, dựa vào một số quy định về tính toán mức độ thiệt hại, một số tòa án ở Việt Nam dường như chưa công nhận và cho thi hành thỏa thuận về bồi thường thiệt hại ấn định trước.

Dưới đây chúng tôi thảo luận về các lập luận hỗ trợ thỏa thuận về bồi thường thiệt hại ấn định trước và việc thi hành của thỏa thuận đó trong một tranh chấp thương mại theo pháp luật Việt Nam.

Các lập luận hỗ trợ thỏa thuận về bồi thường thiệt hại ấn định trước:

Theo quan điểm của chúng tôi, pháp luật Việt Nam cho phép các bên thỏa thuận về bồi thường thiệt hại ấn định trước. Cụ thể,

· Theo Điều 360 Bộ Luật Dân Sự 2015, trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ tổn thất và thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Điều khoản này chỉ ra rằng các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại;

Việc trao đổi với ứng viên trọng tài của một bên theo thủ tục tố tụng trọng tài VIAC

Điều 16.4 của Quy Tắc Tố Tụng Trọng Tài VIAC không cho phép một trọng tài viên gặp riêng hoặc liên hệ với bất kỳ bên nào liên quan đến vụ tranh chấp “trong quá trình tố tụng trọng tài”. Các quy tắc của VIAC không điều chỉnh việc trao đổi giữa một bên với một ứng viên trọng tài trước khi bên đó chỉ định ứng viên của mình. Do đó, một bên trong quá trình tố tụng trọng tài VIAC được cho là có thể gặp mặt và thảo luận riêng với một ứng viên trọng tài để trao đổi về vụ tranh chấp. Cụ thể,

· Vì theo quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC, một quá trình tố tụng trọng tài bắt đầu khi VIAC nhận được Đơn Khởi Kiện bao gồm các chi tiết về trọng tài viên được chỉ định của Nguyên Đơn. Do đó, Nguyên Đơn có thể lập luận rằng mình có thể gặp riêng với một ứng viên trọng tài để trao đổi về tranh chấp với ứng viên trọng tài trước khi bắt đầu quá trình tố tụng trọng tài miễn là việc trao đổi đó không vi phạm các quy tắc khác của VIAC.

Thiệt Hại Về Uy Tín phát sinh từ các vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam

Ở Việt Nam, việc bên bị vi phạm yêu cầu bồi thường đối với những thiệt hại mà gây tổn hạiđến uy tín của mình (Thiệt Hại Về Uy Tín) do các vi phạm hợp đồng thương mại gây ra bởi bên vi phạm thì không phổ biến. Tuy nhiên, về nguyên tắc, Thiệt Hại Về Uy Tín do vi phạm hợp đồng thương mại nên được bồi thường và đền bù theo pháp luật Việt Nam vì các lý do sau:

· Theo Điều 419.3 và 361.3 của Bộ Luật Dân Sự 2015, bên bị vi phạm có thể yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh từ hành vi vi phạm hợp đồng, trong đó bao gồm, bên cạnh những thiệt hại về tinh thần khác, thiệt hại về tinh thần do xâm phạm uy tín;

· Thiệt Hại Về Uy Tín có thể được coi là “tổn thất thực tế và trực tiếp” theo Điều 302.2 của Luật Thương mại 2005 nếu bên bị vi phạm đã thực tế phải chịu tổn thất về uy tín phát sinh trực tiếp từ hành vi vi phạm hợp đồng gây ra bởi bên vi phạm;