CẦN LUẬT MỚI CHO PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ TRÊN BIỂN Ở VIỆT NAM

Để hiện thực hóa tiềm năng phát triển điện gió trên biển ở Việt Nam, Quốc hội Việt Nam có thể cần ban hành luật mới trong đó đưa ra khung pháp lý toàn diện và nhất quán hơn nhằm hỗ trợ dự án điện gió trên biển. Lý do là bởi (1) khung pháp lý hiện nay không phù hợp cho việc phát triển điện gió trên biển và (2) khung pháp lý còn tồn đọng nhiều vấn đề cần được Quốc hội, cơ quan lập pháp cao nhất của Việt Nam giải quyết. Cụ thể,

· Khung pháp lý hiện nay không trao bất kỳ quyền tài sản nào liên quan đến vùng biển cần cho việc phát triển điện gió trên biển. Nghị Định 11/2021 quy định về việc giao các khu vực biển cho nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư trên biển, trong đó có phát triển điện gió trên biển. Tuy nhiên, theo Nghị Định 11/2021, chủ đầu tư không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển được giao hay độc quyền sử dụng khu vực biển. Nói cách khác, Chính phủ có thể giao cùng một khu vực biển cho các nhà đầu tư khác nhau để phát triển các dự án riêng biệt miễn là các dự án đó không “xung đột” với các dự án điện gió trên biển. Việc giao khu vực biển được thực hiện thông qua một quyết định hành chính mà về mặt nguyên tắc có thể bị Chính phủ thu hồi.

Yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể được giải quyết bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam không?

Pháp luật Việt Nam không quy định rõ ràng rằng một yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (tức là một yêu cầu bồi thường không dựa trên cơ sở vi phạm hợp đồng) có thể được giải quyết bằng trọng tài thương mại hay không. Tuy nhiên, Tòa Án Việt Nam dường như có quan điểm rằng các yêu cầu bồi thường ngoài hợp đồng không thể được giải quyết bằng trọng tài thương mại. Việc trả lời được câu hỏi này cũng rất quan trọng trong việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài giải quyết các yêu cầu bồi thường ngoài hợp đồng. Điều này là vì Tòa Án Việt Nam có thể từ chối công nhận phán quyết của trọng tài nước ngoài nếu tranh chấp không thể giải quyết bằng trọng tài theo pháp luật Việt Nam.

Khung pháp lý về các dịch vụ giáo dục trực tuyến (e-learning) tại Việt Nam

Những năm gần đây đã chứng kiến ​​sự phát triển nhanh chóng của thị trường e-learning tại Việt Nam, đặc biệt là kể từ khi bùng phát dịch Covid-19. Mặc dù vậy, vẫn chưa có một khung pháp lý rõ ràng cho dịch vụ e-learning theo pháp luật Việt Nam. Bài đăng này sẽ thảo luận về một số vấn đề pháp lý liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ e-learning.

Phương thức cung cấp dịch vụ

Nhìn chung, dịch vụ e-learning có thể được cung cấp cho học sinh thông qua hai phương thức chính:

Phương thức không tương tác, trong đó học sinh sẽ trả tiền để có quyền tiếp cận các tài liệu học tập do nhà cung cấp dịch vụ chuẩn bị (ví dụ: bài giảng được ghi hình trước, sách, v.v.) và không có tương tác trực tiếp giữa học sinh và giáo viên. Học sinh phải tự nghiên cứu tài liệu do nhà cung cấp dịch vụ cung cấp; và

Gửi thông báo theo quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC

Một bên tham gia tố tụng trọng tài theo Quy Tắc Tố Tụng Trọng Tài Của VIAC phải gửi thông báo và các đệ trình khác của mình tới VIAC, sau đó những thông báo và đệ trình này sẽ được VIAC chuyển tiếp cho các bên khác tham gia tố tụng trọng tài. Quy tắc này khác với quy tắc tố tụng trọng tài của SIAC khi cho phép mỗi bên gửi thông báo và đệ trình trực tiếp cho bên còn lại kèm theo một bản sao được gửi tới SIAC. Quy tắc của VIAC không hiệu quả và có thể tiềm ẩn nhiều khó khăn khi áp dụng nếu VIAC không xử lý việc gửi các thông báo và tài liệu một cách chính xác.