YÊU CẦU CẤP GIẤY PHÉP ĐỐI VỚI QUYỀN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FIES) THỰC HIỆN QUYỀN PHÂN PHỐI TẠI VIỆT NAM

Trong một Bài Viết gần đây, chúng tôi đã phân tích khái niệm “bán buôn” và “bán lẻ” với tư cách là hai hình thức hoạt động theo các quy định liên quan đến hoạt động thương mại của các FIE tại Việt Nam. Từ khía cạnh thương mại, các hoạt động “phân phối” nên bao gồm việc mua hoặc nhập khẩu hàng hóa từ các nhà cung cấp để bán cho khách hàng. Vì vậy, nếu một FIE đã đăng ký ngành nghề kinh doanh phân phối (ví dụ, bán buôn hoặc bán lẻ), FIE đó sẽ mặc nhiên có thể nhập khẩu hàng hóa để bán trong trong phạm vi quyền phân phối của mình mà không phải tuân thủ thêm các yêu cầu cấp phép. Tuy nhiên, điều này có thể không hợp lý theo khía cạnh pháp lý bởi lẽ việc mua hàng hóa để bán ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài bởi một FIE được phân loại như hình thức mua bán khác và phải được cấp phép trước khi thực hiện. Theo quy định của Việt Nam,

(i)         Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu. Quyền nhập khẩu là quyền nhập khẩu hàng hoá để bán cho thương nhân có quyền phân phối tại Việt Nam. Nói chung, quyền xuất khẩu và quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia vào một hệ thống phân phối ở Việt Nam. Về vấn đề này, FIE có thể thực hiện quyền xuất khẩu hoặc quyền nhập khẩu sau khi đăng ký các hoạt động này theo các quy định có liên quan của Luật Đầu Tư 2014 và Luật Doanh Nghiệp 2014;

(ii)        một FIE có quyền xuất khẩu được xuất khẩu ra nước ngoài hoặc khu vực hải quan riêng (i) hàng hóa mua tại Việt Nam, (ii) hàng hóa gia công tại Việt Nam bởi một bên gia công theo yêu cầu của doanh nghiệp FIE đó và ( iii) hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam; và

(iii)       một FIE có quyền nhập khẩu được quyền nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài và khu vực hải quan riêng vào Việt Nam.

Mặc dù không hoàn toàn rõ ràng, các quy định trên chỉ ra rằng một FIE không đăng ký quyền xuất khẩu/quyền nhập khẩu có thể không được thực hiện quyền xuất khẩu/nhập khẩu. Trong thực tiễn, trong một Công Văn trả lời Cục Hải quan cấp tỉnh, Tổng cục Hải quan cho rằng FIE chỉ có thể thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu sau khi các hoạt động đó được đăng ký theo các giấy phép có liên quan theo Luật Đầu Tư và Luật Doanh Nghiệp. Mặc dù hướng dẫn này không trực tiếp giải quyết vấn đề đang được phân tích, nhưng có thể ngầm hiểu rằng chỉ có một ghi nhận rõ ràng về quyền xuất khẩu/nhập khẩu mới có thể cho phép FIEs thực hiện các hoạt động tương ứng, bất kể quyền phân phối nào mà FIE đã có thể có.

Bài viết được đóng góp bởi Nguyễn Bích Ngọc, luật sư cộng sự tại Venture North Law.