VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI LỰA CHỌN TRỌNG TÀI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM

Theo Luật Xây Dựng 2014, một tranh chấp liên quan đến hợp đồng xây dựng có thể được giải quyết thông qua hòa giải, bởi trọng tài thương mại hoặc tòa án “theo quy định của pháp luật”. Câu chữ mang tính tiêu chuẩn này dường như cho phép các bên tham gia tranh chấp xây dựng tại Việt Nam lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, Thông Tư 26/2016 của Bộ Xây Dựng quy định rằng tranh chấp liên quan đến chất lượng công trình xây dựng sẽ được giải quyết theo các bước sau:

(1) thương lượng giữa các bên tranh chấp;

(2) thuê một tổ chức hoặc cá nhân có năng lực thực hiện đánh giá chất lượng của các bộ phận, hạng mục công trình xây dựng, và đề xuất giải pháp khắc phục; và

(3) khởi kiện và giải quyết tranh chấp thông qua tòa án.

Do mục (3) chỉ đề cập đến tòa án, các yêu cầu trên có thể được diễn giải với nghĩa là các tranh chấp liên quan đến chất lượng xây dựng ở Việt Nam chỉ có thể được giải quyết bởi tòa án mà không phải là trọng tài. Mặt khác, có thể lập luận rằng (a) một tòa trọng tài có thể được coi là "một tổ chức, cá nhân có năng lực thực hiện đánh giá" tranh chấp xây dựng được mô tả tại (2). Vì vậy, nếu các bên đã lựa chọn trọng tài bởi mục (2) thì có thể cho rằng mục (3) là không cần thiết. Mặc dù vậy, các quy định của Thông Tư 22/2016 về tranh chấp liên quan tới chất lượng công trình xây dựng vẫn gây ra rủi ro không cần thiết.

Bài viết được đóng góp bởi Hà Thị Dung, luật sư thành viên tại Venture North Law.