ỦY QUYỀN BIỂU QUYẾT CỦA THÀNH VIÊN HĐQT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM

Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định rằng trong cuộc họp Hội đồng quản trị (HĐQT) của một công ty cổ phần (CTCP), một thành viên HĐQT có thể ủy quyền cho một người khác tham dự nếu việc ủy quyền đó được đa số thành viên HĐQT. Tuy nhiên, Luật Doanh Nghiệp 2014 không có quy định về khả năng thành viên HĐQT ủy quyền cho người khác biểu quyết thay cho thành viên HĐQT đó nếu HĐQT quyết định thông qua quyết định bằng văn bản.

Có thể lập luận rằng việc ủy ​​quyền để biểu quyết thông qua hình thức lấy ý kiến ​​bằng văn bản của các thành viên HĐQT được cho phép bởi vì:

·         Quy định về một cuộc họp trực tiếp của HĐQT có thể được áp dụng một cách tương tự;

·         Các quy định chung về ủy quyền theo Bộ Luật Dân Sự 2015 có thể cho phép thành viên HĐQT ủy quyền cho một cá nhân khác thực hiện công việc của thành viên HĐQT; và

·         Luật Doanh Nghiệp 2014 không có quy định hạn chế việc thành viên HĐQT ủy quyền một người khác hành động thay mặt họ.

Mặt khác, do một thành viên HĐQT có các trách nhiệm của người quản lý nhất định, có thể lập luận rằng một thành viên HĐQT chỉ có thể ủy quyền lại các trách nhiệm đó nếu được pháp luật cho phép một cách rõ ràng. Theo Luật Doanh Nghiệp 2014, trình tự và thủ tục để HĐQT của CTCP thông qua nghị quyết bằng cách lấy ý kiến ​​bằng văn bản phải tuân theo điều lệ công ty và pháp luật Việt Nam. Vì vậy, nếu điều lệ quy định rõ rằng cho phép thành viên HĐQT ủy quyền cho người khác hành động thay mặt mình để biểu quyết bằng cách lấy ý kiến ​​bằng văn bản thì việc ủy quyền đó sẽ hợp lệ.

Bài viết được đóng góp bởi Lê Minh Thùy, luật sư tập sự tại Venture North Law.