NHỮNG SỬA ĐỔI MỚI ĐỐI VỚI LUẬT ĐẦU TƯ 2020

Quốc Hội Việt Nam đã thông qua một luật mới (Luật Đầu Tư Sửa Đổi) để sửa đổi và bổ sung một số điều khoản của Luật Đầu Tư 2020. Hầu hết các quy định của Luật Đầu Tư Sửa Đổi có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2025, trừ một số trường hợp sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2025. Bài viết này sẽ thảo luận về một số điểm đáng chú ý của Luật Đầu Tư Sửa Đổi.

Thủ Tục Đầu Tư Đặc biệt

Điểm mấu chốt trong Luật Đầu Tư Sửa Đổi lần này là quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt (Thủ Tục Đặc Biệt) cho phép các nhà đầu tư đủ điều kiện trong một số lĩnh vực công nghệ cao có thể được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) và thực hiện dự án của mình trong thời gian ngắn hơn và giảm bớt các thủ tục, bao gồm việc miễn trừ nhiều loại chấp thuận và thủ tục khác.  

Một Số Sửa Đổi Đáng Chú Ý Của Luật Đấu Thầu 2023

Ngày 23 tháng 6 năm 2023, Quốc Hội đã thông qua Luật Đấu Thầu mới có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2024 (Luật Đấu Thầu 2023). Với nỗ lực thúc đẩy một thị trường cạnh tranh hơn, Luật Đấu Thầu 2023 đã đưa ra các sửa đổi quan trọng về phạm vi áp dụng, hình thức cũng như thủ tục lựa chọn nhà thầu và nhà đầu tư. Bài viết này sẽ tổng hợp một số thay đổi đáng chú ý của Luật Đấu Thầu 2023.

Yêu cầu đối với thông tin về giá trên đơn đăng ký M&A Approval có thể gây ra rắc rối cho các nhà đầu tư

Kể từ tháng 2 năm 2024, công ty và nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn hoặc mua cổ phần/ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (M&A Approval) phải kê khai giá thực tế của giao dịch dự kiến, thay vì giá dự kiến như trước đây. Đây là một thay đổi rất quan trọng trong biểu mẫu mới của đơn đăng ký M&A Approval theo Thông Tư 25/2023 của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư (Bộ KHĐT).

Thay đổi này có thể ảnh hưởng bất lợi tới các bên, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể:

Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Nên Góp Vốn Vào Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (FDI) Bằng Ngoại Tệ Hay Đồng Việt Nam?

Giới thiệu

Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài có hoặc không có nhà đầu tư trong nước. Thông lệ phổ biến là các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào một doanh nghiệp FDI bằng ngoại tệ, chẳng hạn như USD, với số tiền bằng loại ngoại tệ cụ thể đó được ghi trong Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp (ERC) và/hoặc Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư (IRC) của doanh nghiệp FDI. Chênh lệch tỷ giá giữa ngày cấp IRC và ngày thực góp vốn thường dẫn đến sự chênh lệch giữa số tiền bằng Đồng Việt Nam (VND) được quy đổi từ vốn góp bằng ngoại tệ và số tiền VND ghi trên IRC.