CÁC YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT HƠN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP

Vào tháng 3 năm 2018, Chính phủ đã ban hành một Nghị Định mới (Nghị Định 40/2018) về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (BHĐC). Nghị Định 40/2018 có hiệu lực từ ngày 2 tháng 5 năm 2018 thay thế cho cho Nghị Định 42/2014. Nhìn chung, Nghị nghị 40 kế thừa nhiều quy định của Nghị Định 42/2014 và thông tư hướng dẫn của Nghị Định này (Thông tư 24/2014). Mặc dù vậy, Nghị Định 40/2018 quy định nhiều yêu cầu mới và chặt chẽ hơn về hoạt động BHĐC. Cụ thể là,

•          Một doanh nghiệp BHĐC bây giờ phải đăng ký hoạt động của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh, nơi mà các hoạt động BHĐC được thực hiện bởi những người tham gia bán hàng đa cấp của chính doanh nghiệp. Một doanh nghiệp BHĐC phải chỉ định một cá nhân đại diện tại mỗi tỉnh nơi mà doanh nghiệp không có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện. Theo Nghị Định 42, một doanh nghiệp BHĐC chỉ cần thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh nơi mà các hoạt động BHĐC được thực hiện bởi những người tham gia bán hàng đa cấp của chính doanh nghiệp.

•          Một công ty BHĐC hiện giờ phải ký quỹ với giá trị 10 tỷ đồng hoặc một khoản tương đương 5% vốn điều lệ, tùy theo mức nào cao hơn thay vì 5 tỷ đồng tại một ngân hàng trong nước hoặc tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Khoản ký quỹ là để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ của công ty BHĐC đối với các thành viên của mạng lưới BHĐC.

•          Một doanh nghiệp BHĐC phải có (1) hệ thống công nghệ thông tin để quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, (2) trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp BHĐC và hoạt động BHĐC của mình; và (3) hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp để đáp ứng những yêu cầu mới về hoạt động BHĐC theo quy định của Nghị Định mới.

•          Sản phẩm nội dung thông tin số hiện giờ bị cấm kinh doanh theo phương thức BHĐC.

•          Danh sách các cá nhân cấm tham gia hoạt động BHĐC được mở rộng ra bao gồm (1) các cá nhân đã từng bị xử lý vi phạm hành chính về một số hành vi nhất định; (2) các cá nhân không đủ tiêu chuẩn để giữ các vị trí nhất định trong các doanh nghiệp BHĐC do bị thu hồi giấy phép BHĐC; (3) Cán bộ, công chức.

•          Đào tạo viên BHĐC của các doanh nghiệp BHĐC phải nhận được xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp cấp bởi BCT. Điều đó có nghĩa là chứng chỉ đào tạo viên sẽ chấm dứt sau một thời hạn nhất định kể từ ngày Nghị Định 40 có hiệu lực.

•          Trước 2 tháng 2 năm 2019, các doanh nghiệp BHĐC đang hoạt động phải đáp ứng các yêu cầu mới theo quy định của Nghị Định 40 bao gồm: (1) khoản ký quỹ tối thiểu; (2) các yêu cầu về công nghệ và hệ thống thông tin; và (3) các xác nhận mới của BCT đối với kiến thức pháp luật về BHĐC cho đào tạo viên  của các công ty BHĐC.Đối với yêu cầu về đăng ký với cơ quan địa phương có thẩm quyển, các công ty BHĐC đang hoạt động có thời hạn tới trước 2 tháng 5 năm 2019 để tuân thủ yêu cầu này.

Bài đăng này được đóng góp bởi Hà Kiều Anh, trainee tại Venture North Law