Kiểm Soát Xung Đột Lợi Ích Trong Công Ty Đại Chúng Và Tổ Chức Tín Dụng Theo Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018 Của Việt Nam
Luật Phòng Chống Tham Nhũng mới năm 2018 mở rộng điều chỉnh công tác phòng chống tham nhũng trong khu vực tư nhân và bao gồm một cơ chế mới về kiểm soát xung đột lợi ích. Đối với khu vực tư nhân, các quy định về kiểm soát xung đột lợi ích theo Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018 áp dụng đối với, bên cạnh các đối tượng khác khác, công ty cổ phần đại chúng và tổ chức tín dụng. Điều này cho thấy rằng các công ty tư nhân khác không phải tuân theo các quy định về kiểm soát xung đột lợi ích theo Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018.
Theo Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018, xung đột lợi ích là tình huống mà lợi ích của một người có chức vụ, quyền hạn trong công ty hoặc người thân thích của họ tác động hoặc sẽ tác động đến việc thực hiện nhiệm vụ của người đó. Người có chức vụ, quyền hạn của công ty có thể phải tuân theo các quy tắc về xung đột lợi ích theo Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018 bao gồm:
· Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị, thành viên Hội Đồng Quản Trị, Giám Đốc hoặc Tổng Giám Đốc, thành viên Ban Kiểm Soát và những người nắm giữ các vị trí quản lý khác mà có thẩm quyền thay mặt Công Ty tham gia ký kết giao dịch của Công Ty theo điều lệ công ty; hoặc
· Những người khác được giao một số nhiệm vụ và quyền hạn nhất định để thực hiện các nhiệm vụ đó.
Nghị Định 59/2019 quy định một số trường hợp trong đó xung đột lợi ích được coi là tồn tại trong khu vực công. Một công ty cổ phần đại chúng, hoặc một tổ chức tín dụng phải dựa trên các điều khoản này để cung cấp một danh sách các ví dụ về xung đột lợi ích. Những trường hợp này bao gồm:
· Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của tổ chức, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình;
· Sử dụng nhưng thông tin có được từ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc để phục vụ tổ chức hoặc cá nhân khác;
· Ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột hoặc để doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của họ ký hợp đồng với Công Ty của mình khi được giao thực hiện các giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ký kết hợp đồng cho Công Ty;
· Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột là người có quyền, lợi ích trực tiếp liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình; và
· Can thiệp hoặc tác động không đúng đến hoạt động của Công Ty, vì lợi ích cá nhân.
Theo Nghị Định 59/2019, một công ty cổ phần đại chúng, hoặc tổ chức tín dụng sẽ cần phải ban hành:
· Chính sách về xung đột lợi ích cho tất cả nhân viên và thành viên của Công Ty; và
· Cơ chế nội bộ về tiếp nhận và xử lý thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích.
Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018 yêu cầu những người có chức vụ, quyền hạn của một công ty cổ phần đại chúng, hoặc một tổ chức tín dụng phải báo cáo trong trường hợp người đó biết hoặc buộc phải biết bất kỳ xung đột lợi ích nào với người có thẩm quyền.
Bài viết được đóng góp bởi Quách Mai Phương và biên tậpbởi Nguyễn Quang Vũ.