Giải Quyết Vấn Đề Dân Sự Trong Vụ Án Hình Sự Tại Việt Nam – Đánh Giá Một Số Trường Hợp Thực Tiễn

Trong một vụ án hình sự liên quan đến kinh doanh thương mại, tùy vào từng thời điểm, tòa án sẽ cần giải quyết vấn đề dân sự của bị cáo cũng như các bên liên quan khác, bao gồm cả những người không biết về hành vi phạm tội liên quan đến vụ án. Ví dụ, nếu A lừa đảo B và dùng số tiền chiếm đoạt được từ B để trả nợ cho C – người không biết về hành vi phạm tội của A, thì ngoài việc quyết định A có tội hay không, tòa án còn phải xem xét: (1) yêu cầu A bồi thường thiệt hại cho B hay (2) yêu cầu C hoàn trả số tiền đã nhận từ A cho B (giả định rằng A bị kết tội). Tuy nhiên, có vẻ như tòa án chưa có một cách tiếp cận nhất quán trong những trường hợp như vậy. Trong bài viết này, chúng tôi phân tích các phương pháp tiếp cận mà tòa án đã áp dụng trong một số vụ án hình sự quan trọng trong thập kỷ qua.

Sau Cơn Bão – Những Sửa Đổi Mới Đối Với Luật Chứng Khoán 2019

Trong vụ án FLCVạn Thịnh Phát, cơ quan chức năng đã truy tố các cổ đông kiểm soát của FLC và Vạn Thịnh Phát với nhiều tội danh, bao gồm các tội danh liên quan đến việc phát hành chứng khoán ra công chúng, thao túng thị trường chứng khoán hoặc phát hành trái phiếu riêng lẻ. Nhằm ngăn chặn việc tái diễn các hành vi vi phạm tương tự, vào tháng 12/2024, Quốc Hội đã thông qua một số sửa đổi quan trọng của Luật Chứng Khoán 2019 (Luật Sửa Đổi 2024). Luật Sửa Đổi 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 và có thể đặt ra những rủi ro đáng kể đối với các công ty đại chúng và cổ đông công ty đại chúng tại Việt Nam.

Tội Lừa Đảo Và Sử Dụng Sai Mục Đích Số Tiền Thu Được Từ Phát Hành Trái Phiếu Tại Việt Nam

Trong năm 2022, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã đưa ra các cáo buộc đối với hai cổ đông lớn của Tân Hoàng Minh Vạn Thịnh Phát về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Tội lừa đảo) theo Điều 174 Bộ Luật Hình Sự 2015. Báo chí đưa tin rằng các cá nhân liên quan đã thực hiện các hoạt động gian dối trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp và chiếm đoạt số tiền thu được từ phát hành trái phiếu của các nhà đầu tư mua trái phiếu. Tuy nhiên, để chứng minh một cá nhân phạm tội lừa đảo, các cơ quan chức năng sẽ cần đưa ra nhiều chứng cứ hơn để củng cố cho những lập luận của mình.

Quy Định Về Tặng Quà Theo Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018 Của Việt Nam

Một thay đổi đáng chú ý của Luật Phòng Chống Tham Nhũng mới năm 2018, trong số những điều khác, là Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018 không chỉ áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có chức vụ khu vực trong nhà nước, mà còn cho cả các doanh nghiệp, tổ chức và người có chức vụ khu vực ngoài nhà nước. Tuy nhiên, xem xét kỹ Điều 22 về việc tặng quà và nhận quà tặng theo Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018 có thể cho thấy điều khác. Cụ thể,

(a)        Điều 22.2 quy định: “Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới bất kỳ hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình; và

(b)        Điều 3.9 của Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018 định nghĩa “cơ quan, tổ chức, đơn vị” theo Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018 là các cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà Nước.

Dựa trên định nghĩa tại Điều 3.9 và câu chữ của Điều 22.2, có thể cho rằng các quy định và hạn chế về tặng quà theo Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018 chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước và người có chức vụ công chứ không phải các doanh nghiệp, tổ chức, người có chức vụ khu vực ngoài nhà nước.