Nhìn Rõ Hơn Về Việc Sử Dụng Tài Khoản DICA Cho Các Giao Dịch M&A Tại Việt Nam - Phần 2
Định nghĩa không rõ ràng về 51% FIE
Theo Thông Tư 6/2019, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FIE), phải mở DICA bao gồm (1) doanh nghiệp được thành lập bởi các nhà đầu tư nước ngoài (có hoặc không có đối tác trong nước) (Incoporated FIE); và (2) các doanh nghiệp không thuộc (1) nhưng 51% vốn điều lệ thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (51% FIE). Thông thường, 51% FIE sẽ được coi là một FIE, 51% vốn điều lệ của công ty đó thực sự được sở hữu bởi các nhà đầu tư nước ngoài (Actual 51% FIE). Tuy nhiên, Thông Tư 6/2019 quy định rằng 51% FIE bao gồm các doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn hoặc mua cổ phần dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 51% vốn điều lệ của FIE. Việc sử dụng từ “dẫn đến” chỉ ra rằng một 51% FIE có thể là một công ty 100% được sở hữu trong nước, mà có các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng có thể mua lại từ 51% vốn điều lệ trở lên (Future 51% FIE).
Còn quá sớm để biết được ý định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là gì. Câu chữ của Điều 8.1 Thông Tư 6/2019 dường như chỉ ra rằng 51% FIE theo Thông Tư 6/2019 bao gồm cả Future 51% FIE. Mặt khác, như vậy là đi ngược lẽ thường khi coi Future 51% FIE là 51% FIE, điều mà có thể dẫn đến thêm những khó khăn và nhầm lẫn trong việc áp dụng Thông Tư 6/2019 như được thảo luận thêm dưới đây. Ngoài ra, việc coi Future 51% FIE giống như Actual 51% FIE có thể được coi là trái với Điều 23.1 của Luật Đầu Tư 2014. Theo Điều 23.1 của Luật Đầu Tư 2014, chỉ có Actual 51% FIE cần tuân thủ các thủ tục đầu tư áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả việc sử dụng DICA).
Đóng tài khoản DICA
Thông Tư 6/2019 yêu cầu 51% FIE phải đóng DICA nếu, sau việc góp hoặc việc chuyển nhượng vốn của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài sở hữu ít hơn 51% của FIE. Tuy nhiên, không rõ liệu và khi nào thì một Future 51% FIE sẽ cần phải đóng DICA nếu giao dịch M&A dự kiến được hoàn thành và Future 51% FIE vẫn luôn được kiểm soát bởi các nhà đầu tư trong nước. Điều này là do trong một giao dịch M&A, ít khi nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư như trong trường hợp của Incoporated FIE.
Xử lý nhiều giao dịch M&A
Nếu một Future 51% FIE Tương Lai cần mở tài khoản DICA và có nhiều giao dịch M&A liên quan (ví dụ: có ba nhà đầu tư nước ngoài, mỗi người mua 20% của Future 51% FIE), thì không rõ khi nào Future 51% FIE nên mở một DICA và liệu có phải tất cả các nhà đầu tư nước ngoài (hoặc chỉ nhà đầu tư nước ngoài cuối cùng sẽ kích hoạt ngưỡng 51%) phải sử dụng tài khoản DICA cho khoản đầu tư của họ.
Thanh toán trước DICA
Trong giao dịch M&A liên quan đến 51% FIE, DICA chỉ có thể được mở sau khi có được chấp thuận mua vốn góp, cổ phần (chấp thuận M&A) có liên quan. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các bên có thể cần phải thanh toán cho nhau trước khi có được chấp thuận M&A. Điều 8.1 của Thông Tư 6/2019 cho phép việc thanh toán liên quan đến khoản đầu tư trực tiếp được thực hiện trước khi có được chấp thuận M&A với điều kiện sau đó khoản thanh toán được chuyển đổi thành vốn chủ sở hữu của FIE hoặc khoản vay cổ đông. Không rõ Điều 8.1 nên được áp dụng như thế nào nếu khoản thanh toán sớm trước khi mở tài khoản DICA được thực hiện giữa bên bán và bên mua và không liên quan đến FIE.
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp (IICA)
Một nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một FIE không phải là 51% FIE sẽ cần phải chuyển khoản đầu tư của mình thông qua một tài khoản IICA. Trong trường hợp FIE đó về sau trở thành một 51% FIE, Thông Tư 6/2019 không nói rõ liệu nhà đầu tư nước ngoài trước đó nên sử dụng tài khoản DICA hay IICA để chuyển tiền về nước và nếu tài khoản DICA được sử dụng thì những loại tài liệu nào nên được xuất trình cho ngân hàng quản lý DICA .
Bài viết được thực hiệnbởi Nguyễn Quang Vũ