Cầm cố tài sản vô hình ở Việt Nam

Cầm cố tài sản là giao dịch trong đó một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Luật không nêu rõ hành động nào có thể được coi là “giao” tài sản. Do đó, việc một bên có thể sử dụng tài sản vô hình như quyền đòi nợ để làm tài sản cầm cố hay không là không rõ ràng.

Một mặt, định nghĩa cầm cố gợi ý rằng tài sản cầm cố phải là hữu hình để tài sản đó có thể được giao hoặc chuyển đến cho bên nhận cầm cố. Theo đó, tài sản vô hình không thể cầm cố được vì nó không thể được giao về mặt vật lý bởi một bên cho bên khác.

Mặt khác, trong luật có những điều khoản gợi ý rằng cầm cố tài sản vô hình có thể được cho phép vì:

·           Luật Doanh Nghiệp 2014 cho phép thành viên góp vốn cầm cố phần vốn góp của mình trong công ty hợp danh. Khi một thành viên góp vốn góp vốn vào một công ty hợp danh, tài sản được sử dụng để góp vốn sẽ thuộc sở hữu của công ty hợp danh đó. Thành viên góp vốn chỉ được hưởng quyền đối với phần vốn đã góp. Theo đó, “phần vốn góp” trong trường hợp này nên được coi là một quyền tài sản, là một tài sản vô hình; và

·           Thuật ngữ “giao” có thể được hiểu theo nghĩa bên cầm cố phải giao tất cả các tài liệu liên quan đến tài sản vô hình. Điều này là bởi vì luật cho phép thế chấp tài sản vô hình, cụ thể là thế chấp quyền đòi nợ. Tuy nhiên, Điều 301 và 323.5 của Luật Dân Sự 2015 quy định rằng, để có thể thực hiện biện pháp thế chấp, người sở hữu tài sản thế chấp bắt buộc phải giao tài sản thế chấp cho chủ nợ để xử lý. Trong trường hợp tài sản thế chấp là tài sản vô hình, nếu hiểu “giao” nghĩa là giao tài sản về mặt vật lý, thì việc thế chấp sẽ không thể thực hiện được. Một cách hợp lý, điều khoản này có thể cho phép bên nhận thế chấp yêu cầu được sở hữu các tài liệu chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản cầm cố ví dụ như hợp đồng vay, hợp đồng mua bán nợ, và các tài liệu khác liên quan đến tài sản vô hình.

Áp dụng các cách tiếp cận này trên cơ sở áp dụng tương tự pháp luật, việc cầm cố các tài sản vô hình khác như quyền đòi nợ là có thể.

Bài viết được thực hiện bởi Nguyễn Thu Giang và doNguyễn Quang Vũ biên tập.