Dịch Bệnh Covid-19 Tại Việt Nam – Đảm Bảo An Toàn Lao Động
Theo quy định của luật lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải (1) đảm bảo các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, và (2) cung cấp cho người lao động các trang thiết bị bảo hộ lao động. Cụ thể, trong giai đoạn thực hiện “giãn cách xã hội” từ ngày 1 tháng 4 đến 15 tháng 4 năm 2020, Thủ Tướng Chính Phủ đã yêu cầu tất cả người sử dụng lao động được phép làm việc tại văn phòng, cơ quan của mình trong giai đoạn này (Chủ Cơ Sở Kinh Doanh Ngành Nghề Thiết Yếu) phải áp dụng các biện pháp sau đây:
· đeo khẩu trang và bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch virus corona theo quy định và khuyến cáo của cơ quan y tế. Ví dụ, theo Hướng Dẫn của Bộ Y Tế (BYT), người sử dụng lao động nên thực hiện việc vệ sinh thường xuyên môi trường làm việc và các thiết bị và cung cấp cho người lao động các vật tư phòng chống dịch (khẩu trang, nước sát khuẩn);
· Yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp hạn chế di chuyển, tiếp xúc, giao tiếp;
· Tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động; và
· Tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đón người lao động (nếu có) đến nơi làm việc bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh.
Chủ Cơ Sở Kinh Doanh Ngành Nghề Thiết Yếu bao gồm nhưng không giới hạn, các ngành nghề, cơ sở sau:
· nhà máy, cơ sở sản xuất;
· công trình giao thông, xây dựng;
· cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm, xăng, dầu; điện; nước;
· cơ sở giáo dục;
· dịch vụ vận chuyển và logistic;
· dịch vụ bưu chính, viễn thông;
· dịch vụ bổ trợ doanh nghiệp như: công chứng, luật sư;
· hoạt động ngân hàng, chứng khoán; và
· các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Người đứng đầu các cơ sở khác nên có chính sách làm việc ở nhà để đảm bảo tiến độ công việc không bị trậm chễ, đặc biệt là đối với các cơ sở có yêu cầu về thời hạn và thời hiệu.
Bài viết được thực hiện bởi Nguyễn Hoàng Dương và do Nguyễn Quang Vũ biên tập.