Bình Luận - Cơ Chế Mua Bán Điện Trực Tiếp (DPPA) mới và Chiến Dịch Chống Tham Nhũng Tại Việt Nam

Theo Điều 27, Nghị Định 80/2024 về cơ chế mua bán trực tiếp năng lượng tái tạo đối với các khách hàng sử dụng điện lớn, Bộ Công Thương (BCT) sẽ có quyền đình chỉ hoặc chấm dứt Hợp Đồng Mua Bán Điện Trực Tiếp (DDPA) nếu có “hành vi lợi dụng cơ chế, chính sách để trục lợi”. Để chấm dứt, hậu quả của hành vi đó phải không thể khắc phục được và Bộ Công Thương sẽ cần phải xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền liên quan (có thể là Bộ Công An).

Bất kỳ khách hàng lớn hoặc nhà sản xuất năng lượng tái tạo nào tham gia vào cơ chế DDPA đều cần tuân thủ (hoặc “sử dụng”) cơ chế DDPA. Ngoài ra, rõ ràng là, các bên tham gia cơ chế DDPA và ký kết theo cơ chế DDPA nhằm mục đích kiếm lợi nhuận (hoặc tiết kiệm chi phí). Nhưng Nghị Định 80/2024 không nêu rõ khi nào việc sử dụng cơ chế DDPA sẽ bị coi là “lợi dụng” cơ chế hoặc khi một chủ thể được coi là tạo ra quá nhiều lợi nhuận đến mức cơ chế DDPA có liên quan có thể cần phải bị đình chỉ hoặc chấm dứt.

Các bên tham gia cơ chế DDPA thường kỳ vọng rằng cơ chế DDPA có thể là một hợp đồng dài hạn để các bên có thể thu hồi vốn đầu tư và tạo ra lợi nhuận ổn định. Thật không may, điều khoản này được soạn thảo quá rộng đến mức ở một thái cực nào đó, cơ quan có thẩm quyền có thể có toàn quyền đình chỉ hoặc chấm dứt bất kỳ cơ chế DDPA nào bất kỳ lúc nào ngay cả khi các bên trong cơ chế DDPA đó tuân thủ theo Nghị Định 80/2024.

Điều 27 của Nghị Định 80/2024 dường như phản ánh mối quan ngại của chính quyền về rủi ro tham nhũng khi ban hành một chính sách mới. Tuy nhiên, quy định này dẫn tới sự thiếu chắc chắn cao đến mức mà trừ khi có sự giải thích hoặc hướng dẫn thêm từ Chính Phủ, các nhà đầu tư thận trọng vào cơ chế DDPA nên cân nhắc việc xin xác nhận trước từ cơ quan có thẩm quyền, rằng cơ chế DDPA của họ không được coi là hành vi lợi dụng cơ chế, chính sách để thu lợi.

Bài viết này được thực hiện bởi Nguyễn Quang Vũ.