Khái niệm công ty con gián tiếp của công ty mẹ theo Luật Doanh nghiệp 2020

Khi xác định xem một công ty có là công ty mẹ của một công ty khác hay không, không rõ quyền sở hữu gián tiếp hoặc quyền kiểm soát gián tiếp có được tính đến hay không. Theo Điều 195.1 của Luật Doanh Nghiệp 2020, một công ty (công ty 1) sẽ được coi là công ty mẹ của một công ty khác (công ty 2) trong một trong các trường hợp sau:

·         công ty 1 sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty 2;

·         công ty 1 có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm “đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc” của công ty 2; hoặc

·         công ty 1 có quyền quyết định việc sửa đổi điều lệ của công ty 2.

Tư cách pháp lý không rõ ràng của chi nhánh công ty tại Việt Nam

Theo Điều 84.2 Bộ Luật Dân Sự 2015, chi nhánh của pháp nhân có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân đó. Tuy nhiên, Bộ Luật Dân Sự 2015 không cho phép chi nhánh hoạt động với tư cách đại diện theo ủy quyền của pháp nhân. Do đó, không rõ chi nhánh sẽ thực hiện chức năng của pháp nhân với tư cách nào.

Về mặt logic, để chi nhánh thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân thì có thể cân nhắc hai cách tiếp cận sau đây:

Ủy Quyền Mở Và Sử Dụng Tài Khoản Ngân Hàng Của Văn Phòng Đại Diện

Mặc dù trên thực tế, Trưởng Văn Phòng Đại Diện (VPĐD) thường thay mặt cho VPĐD để mở và sử dụng tài khoản ngân hàng của VPĐD, nhưng cũng có những trường hợp công ty mẹ muốn ủy quyền cho người khác (Người Được Uỷ Quyền) để thực hiện các công việc này. Câu hỏi đặt ra là việc ủy quyền như vậy có hợp pháp không và liệu xác nhận của Trưởng VPĐD đối với giấy ủy quyền đó (POA) có cần thiết hay không.

Câu trả lời ngắn gọn: Bên ủy quyền cho Người Được Ủy Quyền nên là VPĐD thay vì công ty mẹ. Nếu bên ủy quyền là công ty mẹ thì việc ủy quyền đó nên được Trưởng VPĐD với tư cách là “người đại diện theo pháp luật” của VPĐD xác nhận. Sự xác nhận này sẽ đóng vai trò như một ủy quyền đồng thời bởi VPĐD.

Tư Cách Chủ Nợ Có Bảo Đảm Một Phần Theo Luật Phá Sản 2014

Theo Luật Phá Sản 2014, các chủ nợ của doanh nghiệp phá sản bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm. Mặc dù không hoàn toàn rõ ràng, chủ nợ có bảo đảm một phần có thể được coi là một nhóm chủ nợ riêng biệt và có các quyền riêng trong thủ tục phá sản.

Theo Luật Phá Sản 2014,

·         chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ có quyền yêu cầu doanh nghiệp phá sản có liên quan phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp hoặc của người thứ ba; và