Căn cứ hủy niêm yết không rõ ràng đối với các công ty niêm yết tại Việt Nam

Theo Nghị Định 155/2020, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2022, một công ty niêm yết sẽ bị hủy bỏ niêm yết nếu tổ chức kiểm toán của công ty có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với các báo cáo tài chính của công ty đó trong ba năm liên tiếp. Đây là một căn cứ hủy bỏ niêm yết mới. Mới đây, Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HSX) đã quyết định hủy bỏ niêm yết một Công Ty mà kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính đã được kiểm toán của công ty năm 2019, 2020, và 2021. Quyết định hủy bỏ niêm yết của HSX làm phát sinh một số vấn đề. Cụ thể,

Danh sách những người có liên quan của công ty cổ phần Việt Nam được mở rộng?

Khi xác định ai là người có liên quan của công ty cổ phần chưa đại chúng (CTCP), như một thông lệ, mọi người sẽ xem Điều 4.23 của Luật Doanh Nghiệp 2020. Điều 4.23 liệt kê những người có liên quan của một công ty. Tuy nhiên, Điều 167.1 Luật Doanh Nghiệp 2020 về giao dịch của các bên liên quan (GDLQ) áp dụng cho CTCP cho thấy rằng danh sách những người có liên quan theo Điều 4.23 có thể không đầy đủ.

Điều 167.1 quy định rằng: Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua hợp đồng và giao dịch giữa CTCP và “những người có liên quan sau đây”:

Yêu cầu về sự đồng ý của các bên trong hợp đồng khi tách công ty tại Việt Nam

Trong trường hợp tách một công ty Việt Nam, không rõ công ty bị tách có phải tuân thủ các thủ tục chuyển giao quyền và nghĩa vụ hợp đồng theo Bộ Luật Dân Sự 2015 bao gồm cả việc phải được sự đồng ý của các bên trong hợp đồng hay không. Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, một công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần (công ty hiện có) có thể được tách theo cơ chế sau:

· Chuyển một phần tài sản của công ty hiện có sang công ty mới; và/hoặc

· Chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có sang công ty mới.

Số lượng cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi có được tính đến khi xác định tư cách công ty đại chúng tại Việt Nam không?

Luật Chứng Khoán 2019 không quy định rõ liệu số lượng cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi có được tính đến khi xác định một công ty có phải là công ty đại chúng hay không. Theo Luật Chứng Khoán 2019, một công ty cổ phần (Công Ty) sẽ được coi là công ty đại chúng nếu:

· Vốn điều lệ đã góp tối thiểu là 30 tỷ đồng Việt Nam; và

· Ít nhất 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của Công Ty do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ.

Yêu cầu đầu tiên là rõ ràng và dễ hiểu. Tuy nhiên, không rõ yêu cầu thứ hai là:

(1) mối người trong số 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn đều phải nắm giữ cổ phiếu phổ thông; hoặc

(2) chỉ một số (nhưng không cần phải tất cả) nhà đầu tư trong số 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn có thể nắm giữ cổ phiếu phổ thông và phần còn lại trong số 100 nhà đầu tư này có thể nắm giữ cổ phiếu ưu đãi.