KHI NÀO MỘT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐƯỢC TỰ ĐỘNG GIA HẠN Ở VIỆT NAM

Theo quy định tại Điều 22.2 của Bộ Luật Lao Động 2012, khi một hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng mùa vụ (Hợp Đồng Cũ) hết thời hạn, và người lao động tiếp tục làm việc, thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn của Hợp Đồng Cũ đó (Ngày Hết Hạn) các bên phải tiến hành giao kết hợp đồng mới; nếu hợp đồng lao động mới không được ký, thì Hợp Đồng Cũ sẽ lần lượt trở thành hợp đồng không xác định thời hạn hoặc hợp đồng xác định thời hạn với thời hạn 24 tháng (Hợp Đồng Mới). Quy định này được diễn giải theo nhiều cách khác nhau như sau:

DẪN CHIẾU TỚI QUY CHẾ NỘI BỘ TRONG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

Trong thực tiễn, thay vì quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của người lao động (NLĐ) trong hợp đồng lao động, người sử dụng lao động (NSDLĐ) có thể dẫn chiếu tới “quy chế” hiện hành của mình để áp đặt các quyền và nghĩa vụ với NLĐ. Tiếc là không có một định nghĩa rõ ràng cũng như cơ sở pháp lý cho việc ban hành những quy chế bởi NSDLĐ theo quy định tại pháp luật về lao động. Mặc dù vậy, có nhiều quy định khác nhau chỉ ra rằng NSDLĐ có quyền ban hành các quy chế (ví dụ như quy chế thưởng, quy chế về tăng lương, tuyển dụng lao động, …).

LƯƠNG TỐI THIỂU THEO GIỜ CÓ ĐƯỢC CHO PHÉP TẠI VIỆT NAM?

Bộ Luật Lao Động 2012 (BLLĐ 2012) không quy định về việc liệu lương tháng của người lao động làm việc không trọn thời gian (part-time employee) có thể thấp hơn lương tháng tối thiểu được ban hành bởi Chính Phủ (hiện tại là 3.750.000 đồng/tháng) cũng như liệu lương theo giờ của họ có thể cao hơn lương theo giờ tối thiểu được chuyển đổi từ lương tối thiểu hàng tháng hay không.

XÁC THỰC THÔNG TIN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG THỜI GIAN THỬ VIỆC TẠI VIỆT NAM

Theo quy định của Bộ Luật Lao Động 2012, người sử dụng lao động và người lao động có thể có thỏa thuận về việc làm thử, quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời gian thử việc. Bên cạnh đó, trước khi ký kết hợp đồng thử việc, người sử dụng lao động có thể yêu cầu người lao động cung cấp các thông tin khác nhau, bao gồm họ tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, tình trạng sức khoẻ và vấn đề khác “liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động.” Để lựa chọn ra các ứng viên phù hợp với công việc, người sử dụng lao động cũng có thể thỏa thuận với người lao động về việc xác thực các thông tin trên, theo đó người sử dụng lao động sẽ có quyền chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp kết quả xác thực thông tin không chính xác. Chừng nào quy định này còn chưa rõ ràng, vẫn còn có rủi ro cho người sử dụng lao động khi bị xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Bởi vì:

  • Bộ Luật Lao Động 2012 chỉ quy định rằng người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian thử việc nếu “việc làm thử” không đạt yêu cầu. Không có định nghĩa rõ ràng về “việc làm thử” theo quy định của luật. Do đó, sẽ có quan điểm cho rằng kết quả xác thực thông tin chính xác không thể coi là việc làm thử vì không bao gồm công việc nào; và
  • Cũng không rõ các thông tin nào sẽ được coi là “thông tin liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động.” Vì vậy, một vài thông tin được yêu cầu bởi người sử dụng lao động (ví dụ: tình trạng hôn nhân, tranh chấp dân sự,…) có thể không được xem là liên quan trực tiếp tới công việc mà người lao động thực hiện.

Mặc dù vậy, quan điểm trên có thể không hợp lý vì:

  • Điều 17.1 của Bộ Luật Lao Động 2012 yêu cầu các bên trong hợp đồng lao động có nghĩa vụ phải trung thực khi giao kết hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động tuyển dụng người lao động căn cứ trên các thông tin mà người lao động cung cấp. Do đó, nếu các thông tin đó sau khi được xác thực là không chính xác trong thời gian thử việc, người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động; và
  • Do người sử dụng lao động là người hiểu rõ nhất về công việc kinh doanh của mình cũng như yêu cầu cho từng vị trí công việc, sẽ là hợp lý khi cho phép người sử dụng lao động có toàn quyền quyết định các thông tin nào liên quan tới việc thực hiện hợp đồng phải được cung cấp chính xác bởi người lao động.

Tuy nhiên, để tránh rủi ro, người sử dụng lao động nên quy định trong hợp đồng lao động rằng kết quả xác thực thông tin chính xác là một trong những điều kiện để xác định việc làm thử đạt yêu cầu.

Bài viết được đóng góp bởi Nguyễn Hoàng Dương - luật sư tập sự tại Venture North Law.